Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/10/2011 - 00:22
(Thanh tra) - Có người ví tín dụng “đen” như cơn bão đang tàn phá đời sống kinh tế- xã hội của nhiều địa bàn dân cư, ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, từ đô thị khá giả cho đến những miền quê nghèo khó.
Trong những ngày vừa qua, tràn ngập trên trang báo là các tít bài miêu tả, cảnh báo: “Vụ vỡ nợ 350 tỷ ở Quảng Trị”; “Trắng đêm “canh” người đàn bà vỡ nợ 150 tỷ ở Hà Đông”; “Sự thật về vụ vỡ nợ nghìn tỷ ở Phú Xuyên - Hà Nội”; “Đến lượt giới bất động sản rúng động vì đại gia vỡ nợ 500 tỷ ở Bắc Ninh”; Và, “Hà Nội lại thêm nghi án một vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ”…
Tín dụng "đen" là cụm từ mà dân gian hay dùng để chỉ các hoạt động cho vay nặng lãi, không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, thiếu minh bạch, không được pháp luật thừa nhận. Những vụ này phần nhiều người ta làm ăn một cách kín đáo riêng với nhau, không bộc lộ cho xã hội biết, chỉ khi nào vỡ nợ, người vay bỏ trốn bị khởi tố, điều tra thì bàn dân thiên hạ mới biết. Các chủ nợ và con nợ của các hoạt động tín dụng "đen" hết sức đa dạng. Trong đó, đại gia bất động sản có; chủ tiệm vàng lớn ở các đô thị trung tâm có, cán bộ trong hệ thống tín dụng nhà nước có, cho đến các thiếu gia mới nổi một cách đầy bí ẩn ở tỉnh xa… và có cả thành phần ‘cộm cán” giang hồ, chủ lô đề trong xã hội…
Cùng với đó, lãi suất của tín dụng “đen” thì vô cùng linh hoạt. Lãi suất, nếu là "bằng hữu" có thể chỉ là 4% một tháng. Nhưng, phổ biến hơn cả vẫn là mức 5.000-6.000đồng/triệu đồng/ngày, tương đương 200%/năm, cao gấp hàng chục lần lãi suất chính thức của bất kỳ ngân hàng nào… Thủ tục tín dụng "đen" cũng thật đơn giản, vì chỉ cần một chứng minh nhân dân, có địa chỉ nhà, đất là có thể vay mượn số tiền lớn đến hàng tỷ đồng. Thậm chí, với khách quen có khi chỉ cần tín chấp...
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, các vụ vỡ nợ tín dụng “đen” có yếu tố từ lòng tham của con người, từ sự thiếu minh bạch trong đầu tư tài chính và thói quen dựa trên các quan hệ cá nhân nên nó sẽ còn là cơ sở cho sự huy động vốn, chạy chọt. Theo đó, chuyên gia Phạm Chi Lan khuyên nhủ: “Người dân tỉnh táo hơn và biết kiềm chế mình. Khi nào mọi người còn ham tiền đó cùng với sự tin tưởng những lời hứa mật ngọt thì còn những vụ vỡ nợ tiếp theo”. Về phần mình, TS Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội cho rằng: "Bất cứ dạng hoạt động kinh tế nào mang lại hay hứa hẹn mang lại món lợi nhuận nào cao bất thường, đều luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng và không thể kéo dài, bền vững. Nói cách khác, không nên tin chắc và đắm đuối chạy theo những khoản lãi suất cho vay cao bất thường, mà những người huy động vốn tín dụng "đen" đưa ra mời chào, dù với bất kỳ lý do nào".
Chúng tôi tán đồng với ý kiến của các nhà kinh tế, các chuyên gia và mong mỏi mỗi người trong chúng ta hãy biết kiềm chế, biết “định vị” lòng tham đừng vượt ngưỡng, để rồi… vỡ nợ.
Yến Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền