Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giáo dục phải có chuẩn mực

Thứ ba, 06/09/2011 - 07:49

Tháng 9 hàng năm là tháng tựu trường. Hàng chục triệu học sinh mầm non, tiểu học và phổ thông các cấp háo hức đến trường sau kỳ nghỉ hè, trong đó có hàng triệu em lần đầu tiên tới lớp. Cùng với đó là hàng triệu sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề chuẩn bị bước vào năm học mới. Đón chào các em trong những ngày hội tựu trường còn có hàng triệu thầy giáo, cô giáo, là những người ươm mầm kiến thức làm người và chuẩn bị hành trang cho các em đến những bến bờ tương lai rộng mở.

Việc dạy và việc học là nhu cầu của mọi người. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà việc đáp ứng nhu cầu ấy lúc này lúc khác, nơi này nơi khác không tuân theo chuẩn mực chung cần có.

Đó là những tiêu cực, biến tướng trong việc các trường đại học, cao đẳng tìm mọi cách để thu hút đủ sĩ số mở lớp - mở ngành - mở trường. Đành rằng ai cũng có nhu cầu đi học, nhưng tìm mọi cách vận dụng để người thi 3 môn được 8 điểm cũng đỗ đại học thì đúng là không còn chuẩn mực nào cả. Đó còn là việc chạy trái tuyến vẫn nóng ở các cấp học từ mầm non đến tiểu học - phổ thông... Có thể kể ra nhiều vấn đề bức xúc và bất cập khác như việc giảm tải chương trình tiểu học và phổ thông liệu có trở thành sự cắt xén cơ học hay không; các khoản đóng góp đầu năm học ra sao khi nhiều trường học đã vô hiệu hoá quy định về chống lạm thu; thực hiện xã hội hoá như thế nào để không thương mại hoá giáo dục đào tạo…?    

Những bộn bề ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngành Giáo dục - Đào tạo. Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, hàng chục năm qua, nhiều chủ trương của Đảng ta đã được thể chế hoá thành luật pháp và chính sách phù hợp. Một số mục tiêu đã được hiện thực hoá bước đầu. Hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo đang đảm nhận 4 trọng tâm của “chiến lược con người” trong thế kỷ 21. Một là, dạy tri thức chuyên sâu, gồm cả trình độ học vấn và trình độ văn hoá để mỗi người đều có khả năng cống hiến. Hai là, dạy cách làm việc năng động sáng tạo để mọi người biết tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội. Ba là, dạy cách thích nghi với xã hội hiện đại trong môi trường rộng mở, phức tạp, đa chiều. Và, cuối cùng là dạy mọi người chung sống trong đối thoại và hoà bình, biết cách hội nhập mà không đánh mất bản sắc riêng.

Trong thư gửi học sinh sinh viên, thầy giáo cô giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ rõ: “Cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học; đẩy mạnh thi đua dạy tốt - học tốt; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.             
              
Đó là những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Chuẩn mực từ mục tiêu và cách thức thực hiện, cho đến trách nhiệm và sự huy động lực lượng kết hợp hướng tới mục tiêu của giáo dục đào tạo. Vấn đề là khi đã xác định rõ chuẩn mực thì phải có sự tuân thủ chung và bảo đảm tính ổn định tương đối, không thể nơi làm kiểu này, nơi làm kiểu khác, cũng không nên làm giữa chừng đã vội đổi thay.     
                     
Cùng với trách nhiệm hàng đầu của ngành Giáo dục - Đào tạo, chúng ta cần tăng mạnh ngân sách cho lĩnh vực này; đồng thời, có chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm, tăng thu nhập cho giáo viên, bảo đảm nghề giáo là nghề cao quý và có thu nhập cao trong xã hội. Có như thế, nghề dạy chữ - dạy người mới đạt được mục tiêu “chuẩn hoá, hiện đại hoá” và những người được xã hội gọi bằng “thầy” mới khẳng định được đúng vị trí của mình.


(Theo VOV)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm