Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/03/2017 - 06:19
(Thanh tra)- Có những việc nhức nhối xã hội về lãng phí tiền bạc và thương vong con người như tập tục đốt pháo nổ vào dịp Tết, cưới hỏi, hoàn công… Trước đây, mỗi ngày có hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó có nguyên nhân chủ yếu đi xe máy không đội mũ bảo hiểm (MBH). Đến nay, nạn đốt pháo nổ đã được dẹp. Người tham gia giao thông đã chấp hành đội MBH. Điều đó thật đáng mừng vì đây là thành quả của các cấp chính quyền đến mỗi người dân trong cả nước.
Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu các lực lượng xử lý lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: baotintuc.vn
Nay đến việc khó thứ ba: Trả lại thông thoáng cho lòng, lề đường, đặc biệt ở Thủ đô và các thành phố lớn trong cả nước.
Việc cấm đốt pháo đồng nghĩa với việc xóa bỏ một tập tục truyền thống văn hóa vốn tồn tại thâm căn trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng chúng ta đã thành công bởi người dân đã nhận thức được: Đốt pháo quá lãng phí, nguy hiểm, và không còn phù hợp với đời sống đương đại. Việc đội MBH đã trở thành thói quen của người đi xe máy bởi hầu hết mọi người đều nhận ra: Tại sao cái đầu của mình mà cả xã hội lại phải lo!
Còn lòng, lề đường là tài sản công. Cá nhân, tập thể nào chiếm dụng đều vi phạm chiếm đoạt tài sản công. Với dân trí như ngày nay, hầu hết mọi người đều nhận thức được điều đó. Nhưng vì cuộc sống thường ngày, người nghèo thì muốn có đủ miếng cơm, manh áo; người khá giả, người giàu đều muốn giàu thêm. Đó là nguyên nhân lòng, lề đường bị chiếm đoạt, khai thác dẫn đến ách tắc giao thông, văn minh đô thị bị bôi bẩn.
Không phải đầu Xuân năm Đinh Dậu, cuộc “giải cứu” lòng, lề đường mới diễn ra quyết liệt, mà nhiều năm trước đã biết bao nhiêu đợt ra quân, đặc biệt là trước Tết Nguyên đán, trước những ngày lễ lớn… nhưng kết quả chỉ là: “Bắt nhái bỏ đĩa”, “đá ném ao bèo”…
Đầu Xuân năm nay, TP Hồ Chí Minh nổ “phát súng” đầu tiên báo hiệu một tinh thần, hành động quyết liệt, một sự thay đổi. Ngày 13/2, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 cùng với lực lượng quản lý trật tự đô thị, cảnh sát trật tự cơ động, cảnh sát giao thông đã ra hiện trường quyết tâm "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ. Ông đã có tuyên ngôn ấn tượng: “Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan”.
Quyết tâm lớn đã tạo nên hiệu ứng lớn và trong khoảng thời gian hai tuần nay, bộ mặt đô thị TP Hồ Chí Minh được chỉnh trang sáng sủa đến không ngờ. Để tránh tình trạng đoàn công tác rời đi, địa bàn lại bị “tái chiếm”, ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Ban Chuyên trách An toàn giao thông TP Hồ Chí Minh đề nghị cách chức lãnh đạo phường nếu để vỉa hè bị tái chiếm.
Hành động quyết liệt từ TP Hồ Chí Minh được lan tỏa ra Hà Nội và cả nước, được nhiều tổ chức, cơ quan và nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhiều giải pháp được nhân dân nêu: Kêu gọi các tổ chức khác cùng phối hợp vào cuộc, không làm qua loa hình thức, có sơ kết rút kinh nghiệm kịp thời, quy trách nhiệm xuống đến tận tổ dân phố, cụm dân cư…
Sau hơn hai tuần ra quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong có cuộc họp với lãnh đạo 24 quận, huyện về công tác lặp lại trật tự lòng, lề đường. Ông tuyên bố: “Không giữ được trật tự lòng, lề đường, mời làm việc khác”. Điều đó thể hiện sự đồng thuận và quyết tâm cao của cán bộ lãnh đạo TP Hồ Chí Minh.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ủng hộ TP Hồ Chí Minh lập lại trật tự vỉa hè và lưu ý: “Việc này không thể làm ngay tất cả, không thể làm đầu voi, đuôi chuột, nhưng thái độ lập lại trật tự đô thị ở các thành phố lớn là việc hết sức đáng hoan nghênh…”.
Một số nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế, văn hóa cho rằng: Việc lập lại vỉa hè là khó bởi nó liên quan tới việc làm và thu nhập của rất nhiều người, nhiều tổ chức. Do vậy, cần phải nghiên cứu đa chiều để có lộ trình thích hợp. Chẳng hạn như: Đội ngũ bán hàng rong phải được tổ chức lại, phải xử lý nghiêm việc chính quyền cấp phường, cấp quận nhận “chung chi” để các tổ chức, cá nhân chiếm vỉa hè. Tiếp tục tuyên truyền, giải thích động viên người dân vì lợi ích chung mà bản thân phải chấp nhận giảm một phần doanh thu…
Với sự vào cuộc đồng bộ và quyết tâm cao của toàn dân, tin rằng việc trả lại lòng, lề đường sẽ đạt kết quả khả thi.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà