Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/06/2011 - 09:51
(Thanh tra)- Mặc dù luật pháp Việt Nam cấm sử dụng lao động (LĐ) trẻ em (TE) dưới 15 tuổi, thế nhưng, TE vẫn phải chia sẻ gánh nặng công việc và trách nhiệm gia đình cả ở nông thôn lẫn thành thị. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về LĐTE, nghèo đói, sự gia tăng dân số nhanh ở các TP lớn, công nghiệp hoá, đô thị hoá, gia tăng tự do thương mại, thái độ của gia đình đối với giáo dục, chất lượng giáo dục kém và vấn đề di cư đến các đô thị phát triển là những nhân tố góp phần làm gia tăng LĐTE.
*Năm 2016, Việt Nam xóa bỏ các hình thức bóc lột lao động trẻ em
Các kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở 8 tỉnh, thành trọng điểm bao gồm: Quảng Nam, Lào Cai, Hà Nội, An Giang, Gia Lai, Hà Tĩnh, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy: LĐTE diễn ra phổ biến ở cả 8 tỉnh, thành được khảo sát. Ở khu vực nông thôn, TE chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhỏ quy mô hộ gia đình, hoặc làm thuê trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Còn, khu vực thành thị, chủ yếu TELĐ trong các ngành dịch vụ và công nghiệp thủ công.
Loại hình công việc phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Các em dưới 10 tuổi thường ít gặp hơn và chủ yếu làm việc ở hộ gia đình. Các em làm thuê hoặc làm riêng chủ yếu là các em trên 10 tuổi. Đặc biệt, hơn 90% TELĐ ở 8 tỉnh, thành được khảo sát làm việc trong các ngành tự do. Tỷ lệ cao nhất là các em làm trong ngành nông nghiệp, sau đó là dịch vụ thương mại và công nghiệp thủ công. Trung bình, TE làm việc 4 - 5 giờ/ngày và thậm chí đến 6 giờ hoặc cao hơn. Tại các cơ sở sản xuất như may mặc, chế biến thực phẩm, mùa cao điểm, các em phải làm việc từ 8 - 9 giờ, thậm chí 10 - 12 giờ/ngày. Khoảng 50% các em được khảo sát phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Các em cũng phải chịu nhiều sức ép tâm lý như: Tiền công thấp, chậm thanh toán hoặc bị chủ nhục mạ, buộc phải sống xa gia đình, chứng kiến hành vi không lành mạnh của người lớn.
Mặc dù, đã có những chuyển biến về thái độ và các vấn đề liên quan đến LĐTE trên các phương tiện truyền thông, nhưng lại ít được quan tâm ở cấp cộng đồng và hộ gia đình. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, làm việc cũng là một quá trình học hỏi và sẽ đóng góp cho sự phát triển của trẻ. Quan điểm này càng được củng cố khi họ nghĩ rằng, giáo dục tiểu học hoặc trung học cơ sở, về căn bản không gia tăng cơ hội việc làm cho con em họ. Nói cách khác, việc đầu tư vào giáo dục không còn được coi là cần thiết. Nhiều TE đi làm chỉ vì trường học không có sẵn, thiếu hụt hoặc quá đắt đỏ.
Nhìn nhận về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, ở nước ta, mặc dù số TE phải LĐ trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã giảm từ trên 68.000 em (năm 2005) xuống còn trên 25.000 em (năm 2009), nhưng giải quyết tình trạng LĐTE vẫn còn thách thức lớn khi Việt Nam còn nghèo và chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Việc ngăn ngừa, giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể về xóa bỏ LĐTE và sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng trong nước và quốc tế. “Pháp luật sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ ngược đãi, bạo lực và bóc lột LĐTE để không còn tái diễn những trường hợp tương tự như em Bình ở Hà Nội, em Hào Anh ở Cà Mau. Việt Nam sẽ nỗ lực cố gắng xóa bỏ các hình thức LĐ tồi tệ nhất vào năm 2016 như một lộ trình toàn cầu tất yếu đang được nhiều quốc gia hưởng ứng”, bà Ngân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng, mức độ xử lý các đối tượng lạm dụng sức LĐ ở TE và bạo hành TE thời gian qua vẫn còn quá nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở việc nhắc nhở, xử phạt hành chính. Đã đến lúc cần phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Lao động đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng. Các bậc cha mẹ cần chấm dứt việc bắt con em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Hà Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền