Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/10/2015 - 06:27
(Thanh tra) - Bộ Tài chính đề xuất xóa 10 nghìn tỉ đồng tiền thuế và khoản phạt chậm nộp thuế cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang nợ do làm ăn thua lỗ. Thông tin trên gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khi nhóm đối tượng này không được hưởng “ân huệ” đó.
Bộ Tài chính sẽ trình Quốc hội đề xuất xóa tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 đối với DN gặp khó khăn khách quan. Ảnh: baodautu.vn
Vấn đề bức xúc được nêu ra: Công bằng ở đâu, khi pháp luật Việt Nam thừa nhận: mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng? Và khối doanh nghiệp này (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang chiếm 97% số lượng doanh nghiệp trong cả nước. Phải chăng vẫn còn tồn tại sự phân biệt, đối xử “con trong giá thú với con ngoài giá thú”?
Lý do để xóa nợ, được Bộ Tài chính nêu: sản xuất kinh doanh gặp khó do rất nhiều nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đến thực trạng bất động sản đóng băng, thị trường tiền tệ chưa ổn định... đã khiến nhiều DNNN thua lỗ, mất khả năng thanh khoản.
Nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh phản biện: Khó khăn khách quan đều tác động đến các thành phần kinh tế, không riêng gì khối DNNN. Trong khi khối này lại được hưởng nhiều ưu đãi như: được cấp vốn trước đây, được giao đất, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, kho bãi,... dễ tiếp cận vốn vay vốn đầu tư... Trong khi khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chẳng những không được bú “nguồn sữa mẹ”mà còn lại khó tiếp xúc với vốn vay do tài sản thế chấp có giá trị thấp hoặc không có... Với lợi thế trên lẽ ra khối DNNN sống “khỏe” mới đúng, đằng này lại “suy nhược” hàng loạt, lại được Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ. Nghịch lý ở chỗ: khó khăn chung nhưng lại có cách giải quyết riêng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: đây là kiểu “cắt đuôi” cho dễ cổ phần hóa DNNN. Phải chăng cách làm này trái với quy định của pháp luật Việt Nam về thừa nhận sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp?.
Vậy, Bộ Tài chính nêu điều kiện để được xóa thuế như thế nào? Điều kiện thứ nhất: DNNN không còn khả năng nộp thuế đúng hạn sẽ được xóa tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 01/07/2013 nhưng nộp đủ thuế gốc trước ngày 31/12/2015.
Điều kiện thứ hai: DNNN được sắp xếp lại (cổ phần hóa) được xóa nợ tiền thuế nếu có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn Nhà nước khi chuyển đổi sở hữu.
Khi DNNN làm ăn thua lỗ thì được lựa chọn các loại hình chuyển đổi như cổ phần hóa, giao,bán, khoán, cho thuê. Còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi làm ăn thua lỗ nặng thì chỉ được chọn giải pháp theo các quy định của Luật Phá sản, theo đó bán doanh nghiệp để khắc phục hậu quả. Người đứng đầu doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường phải đối mặt với cảnh kiện tụng, thậm chí phải vào tù khi mất khả năng thanh toán với các đối tác. Còn người đứng đầu DNNN trong trường hợp như thế thường được xử lý nương tay hơn.
Mới đây và cả hiện tại, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ thuế thì bị bêu tên, thậm chí bị vô hiệu hóa đơn đỏ hết cửa làm ăn, chủ doanh nghiệp bị cấm xuất cảnh. Tất nhiên khối DNNN không bị ngành thuế “xuống tay” hạ thủ như thế. Không chỉ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh bức xúc về câu chuyện đề xuất xóa thuế cho DNNN làm ăn thua lỗ, mà ngay trong khối DNNN, rất nhiều lãnh đạo ở các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cũng bất bình về đề xuất này bởi lý do: Bất bình đẳng và chưa có giải pháp “ném phao” cứu khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh như Bộ Tài chính “ném phao” cứu khối DNNN.
Nhiều nhà quản lý, chuyên gia tài chính có quan điểm đồng nhất: nếu đề xuất trên của Bộ Tài chính được chấp thuận thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho doanh nghiệp mặc dù đã được cổ phần hóa, đó là tâm lý ỷ lại, chây ì nộp thuế trong các doanh nghiệp mà cổ phần chi phối của Nhà nước chiếm trên 50%.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình