Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 13/10/2012 - 21:15
(Thanh tra) - Trong giờ truy bài Lịch sử, thầy giáo hỏi một học sinh rằng, ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương? Trò run sợ, cam đoan… không lấy. Giờ tan trường, thầy gặp phụ huynh phản ánh việc này, mẹ trò lại cam đoan, gia đình mình gia giáo, con chưa hề biết ăn cắp bao giờ (?).
Mấy ngày sau, thầy lại gặp bố trò, vốn là một “thạc sĩ” gì gì đó, để phản ánh tiếp câu chuyện về con và mẹ. Bố “thạc sĩ” lại cam đoan, con mình không bao giờ đánh cắp nỏ thần. Nhưng rồi bố cũng thừa lịch sự, xin thầy cho phép đi tìm mua lại nỏ thần để đền bù (?).
Vốn là một giáo viên dạy giỏi Lịch sử, không còn kịp tỉnh táo, hôm sau thầy giáo viết ngay đơn xin nghỉ dạy nộp cho thầy Hiệu trưởng. Tưởng đã vơi được sự bực dọc. Không ngờ, thầy Hiệu trưởng lại phê bình: Tư duy thế là tiêu cực, lẽ ra thầy phải tiếp tục công việc, để có thời gian lập hồ sơ chuyển vụ việc đến… cơ quan điều tra (?).
Nhiều người nghe chuyện, cũng tự bình luận phiếm với nhau. Chẳng mấy chốc rôm rả!
Có ý kiến nghe được rằng, vậy là hỏng! Hỏng từ nhiều thế hệ…
Nghe chuyện mất cắp nỏ thần từ quán cà phê, tưởng chỉ nói cho vui, hóa ra lại là chuyện để suy nghĩ. Chợt nhớ, không chỉ hiệu trưởng, mà có đến hàng giám đốc một Sở ở Phú Thọ, rồi cả Phó bí thư của một tỉnh ở phía Bắc, xài bằng Tiến sĩ dỏm từ một “Đại học” bên tận Nam Thái Bình Dương - Southern Pacific University.
Chưa hết, chuyện trớ trêu còn nghe được từ Cà Mau. Trước đây, trưởng Cơ quan Thi hành án tỉnh, được Sở Tư pháp phân công nhiệm vụ thanh tra văn bằng, chứng chỉ của hệ thống Sở Tư pháp và Tòa án. Những người bị thanh tra khi đó, đã tố giác người đi thanh tra cũng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT bất hợp pháp. Tố giác này được xác minh là sự thật (?). Năm 2003, Ban Chỉ đạo Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ tỉnh Cà Mau phát hiện tỉnh này có trên 600 trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp có vấn đề. Nhiều cán bộ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng đã bị xử lý kỷ luật.
Chuyện mới nhất nghe được ở Tiền Giang, một thiếu nữ đờn ca tài tử của một khu du lịch, bỗng thành cô giáo được mấy ngày, khi tổ chức phát hiện cô mua tấm bằng “cử nhân” giáo dục chỉ… hai mươi triệu đồng.
Còn nhớ hơn 10 năm trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có một cuộc rà soát văn bằng, chứng chỉ trong cán bộ, hơn 10.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp bị phát hiện. Khi đó, dù không công bố công khai nhưng nhiều cán bộ đã bị xử lý.
10 năm trôi qua, bằng cấp giả lại mọc lên như nấm sau mưa. Bây giờ, nếu có một cơ quan độc lập tiến hành rà soát văn bằng chứng chỉ giả một cách nghiêm túc và khoa học thì điều gì sẽ xảy ra?
Vì sao có tình trạng bằng giả tràn ngập? Có phải vì xã hội coi trọng bằng cấp, căn cứ vào bằng cấp mà bổ nhiệm chức vụ, hay đã hình thành một tầng lớp hãnh tiến dốt nát? Bằng cách nào để làm trong sạch xã hội, trong sạch học đường, và trên hết là ngăn chặn những kẻ bất tài, giả dối mà leo cao...
Sự dối trá đang trà trộn vào xã hội, và tệ hại hơn, một số người chấp nhận điều đó như một việc bình thường...
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh