Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/08/2011 - 10:02
(Thanh tra)- Ý kiến nhấn mạnh với niềm tự hào, phấn khởi của nhiều giáo sư khi nói về đất nước họ làm chúng ta không khỏi chạnh lòng. Giáo sư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… phần lớn khi giảng dạy đều toát lên ý niệm: Đất nước họ rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chiến tranh tàn phá nặng nề những năm 1940, 1950… nhưng biết giáo dục lớp trẻ chịu khó tu thân rèn luyện, học tập để thành tài, vượt lên để đưa khoa học, văn minh về xây dựng đất nước. Các cuộc cải cách giáo dục đều nhằm vào lớp trẻ với mục tiêu đó, với một định hướng: Thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Nguyên tắc của họ là: Không dạy toàn bộ học thuật, vì đây là những kiến thức làm rối định hướng nhất. Họ tập trung dạy những kỹ năng mềm. Dạy tạo ra những giá trị thực: Lòng trung thành với Tổ quốc. Dùng song ngữ. Toán học cũng hướng về sự thay đổi kinh tế, các bài toán về kinh tế. Về đạo đức: Giáo dục gia đình là trung tâm, phải nề nếp, tôn sư trọng đạo. Yêu quý xã hội đang sống, vun đắp xây dựng nó.
Khoảng 6 - 7 năm đầu đi học được trang bị kiến thức phổ thông (bắt buộc, đại chúng). Lãnh đạo trường như lãnh đạo công ty (có kết nối với cộng đồng làng xã). Đào tạo đại học là đào tạo sinh viên có tính sáng tạo (nghiên cứu), học tập suốt đời (gắn với công nghệ). Chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên ngày càng nâng cao.
Như vậy, bài toán về giáo dục và đào tạo của chúng ta so với thế giới là không khác xa, không khác biệt, chỉ khác nhau ở những điểm nhấn, điểm dừng. Điểm nhấn là thời kỳ giáo dục phổ thông: Mọi người được trang bị hành trang vào đời, kỹ năng sống ngang nhau. Đó là giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, lòng quả cảm hy sinh vì nước vì dân, yêu lao động... Công cha nghĩa mẹ, tình bạn, tình thầy trò thấm sâu vào cốt nhục. Coi giáo dục là quốc sách, là ươm mầm, nuôi dưỡng những tài năng, trí tuệ, nhân cách cho mọi người, định hướng phát triển cho mọi người, là đặt nền móng cho tương lai. Bệ phóng này giúp "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa Xuân". Muốn vậy, điểm nhấn này ở từng lứa tuổi, lớp học phải khắc sâu nhớ kỹ.
Tuy nhiên, việc đào tạo mang tính kỹ năng, sáng tạo, nghiệp vụ của nhiều trường đại học Việt Nam lại chưa theo kịp với thời đại công nghiệp hóa, chưa mang tính chuyên nghiệp. Dẫn đến, thời kỳ dài lê thê ở đại học được coi là “cấp 4” với kiến thức tẻ nhạt, na ná phổ thông, không chuyên sâu, không phải lao tâm khổ tứ nhiều, thiếu thực hành, ứng dụng, không cập nhật thực tế… Do đó, ra trường thì gần như phải đào tạo lại.
Điều không thể chấp nhận là, các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ mở ra liên miên khiến nhiều cán bộ, công chức làm việc thì ít, đi học trong giờ, ngoài giờ hành chính lại rất nhiều, tạo nên tâm lý: Có việc rồi sẽ đi học, đằng nào chả phải đào tạo lại. Một số trường, lớp bồi dưỡng bài giảng y chang “sao lại” của các trường đại học, chỉ thêm… "dấm ớt" gọi là! Vô hình chung, chúng ta đã đánh mất sự sáng tạo, độc lập học tập, nghiên cứu, điều hành, quản lý, làm việc của mọi người.
Chúng ta đã tạo nên sự lãng phí tiền bạc, thời giờ của công vào việc đào tạo lại, phân công, làm việc không khoa học… rất lớn. Dẫn đến, trong nhiều tầng lớp cán bộ hiểu không thấu đáo công việc mình làm, dẫn đến tắc trách, vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, phép ứng xử văn hóa… Có người tiếp dân, nhận đơn thư không biết thưa gửi, hướng dẫn, hoặc không theo bám đến tận cùng vụ việc, không dám ra trước tòa để bảo vệ dân, bảo vệ cơ quan tổ chức, bảo vệ chân lý! Vẫn có cán bộ, thanh tra viên đi theo đoàn nhưng không làm hết trách nhiệm, họp đoàn không có phản biện, nhưng lại báo cáo riêng với lãnh đạo, có khi với đối tượng thanh tra những vấn đề sai sự thật, hoặc chưa được kiểm chứng! Vẫn có những thầy giáo, cô giáo dọa dẫm, đối chọi với học sinh, phạt nặng học sinh vì định kiến, vì thiếu tư cách sư phạm. Tệ hại hơn, có nhà quản lý giáo dục trở thành kẻ môi giới mại dâm, lừa đảo học trò!
Chúng ta đã làm chưa tốt việc chọn lựa và đào thải trong quá trình đào tạo! Chúng ta cũng làm chưa tốt điều Bác Hồ từng dạy về xây dựng Đảng, về xây dựng con người mới: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà nó phải được tu dưỡng, rèn luyện trong quá trình hoạt động. Nó cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Giáo dục, đào tạo và xây dựng được con người phục vụ tốt công cuộc cách mạng thật muôn lần gian khó! Để có kiến thức, có tài năng, có đạo đức là tấm gương trong… phải có sự đào luyện công phu của nhiều thế hệ, của một nền giáo dục tiên tiến, phù hợp với thời đại, nhưng trước tiên là sự tu luyện của chính mình, của mỗi con người!
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh