Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 17/12/2022 - 20:09
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh “thể chế phải kiến tạo cho mục tiêu chấn hưng và phát triển văn hóa”; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng. Để khởi thông nguồn lực, trong lúc chờ sửa luật, sẽ nghiên cứu sớm cho TP HCM thí điểm hợp tác công - tư (PPP) về văn hóa.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc hội nghị văn hóa. Ảnh: P.Thắng
Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, tập trung và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đã thành công tốt đẹp, bế mạc chiều ngày 17/12.
“Văn hóa phải là một trong các trụ cột để phát triển bền vững đất nước”
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khái quát lại một số kết quả nổi bật.
Trong đó, hệ thống pháp luật đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nhân lực và các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa được đảm bảo tốt hơn.
“Nguồn nhân lực về văn hóa được quan tâm, hệ thống các trường đào tạo về văn hóa ngày càng được đầu tư nhiều hơn”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Hiện cả nước có 40 trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, 3 viện nghiên cứu đào tạo tiến sĩ, khoảng 80 cơ sở đào tạo công lập và tư thục, tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Chính sách đãi ngộ, hỗ trợ cho đội ngũ văn nghệ sĩ đã được ban hành và ngày càng được quan tâm hơn, dần được hoàn thiện.
Nguồn lực tài chính và tài sản công đầu tư cho văn hóa có xu hướng gia tăng. Cụ thể, 5 năm gần đây (2018-2022), trung bình ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực này khoảng 10.500 tỷ/năm, chiếm khoảng 1,57% trong tổng chi thường xuyên...
Song, công tác xây dựng thể chế, ban hành chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hóa còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc.
Trên cơ sở nhìn nhận, phân tích thực trạng, nhận diện những cơ hội và thách thức, hội thảo đặt ra nhiều vấn đề.
Đi cùng 9 nhóm chính sách lớn, quan trọng cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các “điểm nghẽn”, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh “thể chế phải kiến tạo cho mục tiêu chấn hưng và phát triển văn hóa”; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.
Để làm được điều này, ông Vương Đình Huệ nêu rõ nhiều yêu cầu, trong đó, phải tạo hành lang pháp lý để tổ chức và triển khai thuận lợi mọi hoạt động văn hóa trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cạnh đó, phải phát huy tối đa năng lực sáng tạo, sự đa dạng và năng động của văn hóa, tạo điều kiện hội nhập thị trường văn hóa quốc tế; chú trọng tính đặc thù của văn hoá. “Văn hóa phải là một trong các trụ cột để phát triển bền vững đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Sớm cho TP HCM thí điểm hợp tác PPP về văn hoá và 7 việc cần làm ngay
Đề cập đến nguồn lực cho phát triển văn hoá thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất là cần tăng đầu tư trong cả khung dự toán và nguồn lực khác.
“Tôi muốn phải đạt 1,8 đến 2% tổng chi thực tế của cả nước cho lĩnh vực quan trọng này, cả Trung ương và địa phương. Đồng thời khơi thông nguồn lực doanh nghiệp và xã hội”, ông Vương Đình Huệ cho hay.
Đồng tình với nhiều đề xuất cần sửa đổi hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong khi chưa sửa Luật PPP thì Quốc hội và Chính phủ tích cực chuẩn bị cho TP HCM được thực hiện thí điểm phương thức này.
Theo ông, hiện TP HCM đang có danh mục 53 dự án lớn, quan trọng về văn hoá với vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng hiện nay đầu tư công mới chỉ bố trí được 9 dự án với khoảng 3.800 tỷ, còn lại phải dựa vào PPP.
“Khi chưa sửa được luật thì trong hai tuần tới đây, Đảng đoàn Quốc hội sẽ làm việc với TP, cùng Chính phủ bàn để sớm cho TP HCM thí điểm một số chính sách, trong đó có hợp tác PPP lĩnh vực văn hoá", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội cũng thống nhất kiến nghị 7 việc cần làm ngay.
Một là xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa tập trung vào 9 nhóm chính sách đã được chỉ ra cần tháo gỡ.
Hai, rà soát các nội dung về văn hóa trong các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ba, tập trung triển khai có hiệu quả chiến lược, chương trình, đề án về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa doanh nghiệp, ngoại giao văn hóa…
Bốn, đầu tư các công trình văn hóa mang tính biểu tượng quốc gia và thời đại Hồ Chí Minh. Phát triển các sản phẩm văn hoá có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng, phấn đấu có các tác phẩm văn học nghệ thuật xứng tầm, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 100 năm ngày thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm, đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa để thu hút, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Có chính sách phù hợp cho các đơn vị sự nghiệp có khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa theo cơ chế thị trường và những đơn vị cung ứng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không có tính chất kinh doanh.
Sáu, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch, sản phẩm thương mại mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bảy, chú trọng các cơ chế, chính sách phát huy, tạo điều kiện, khuyến khích, năng lực sáng tạo của các chủ thể văn hóa.
9 nhóm chính sách lớn cần nghiên cứu, thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn
- Chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện.
- Chính sách xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với các trọng tâm là xây dựng đời sống văn hóa; phát triển và quản lý hệ thống hạ tầng, thiết chế và không gian văn hóa đồng bộ, hiệu quả.
- Chính sách nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa.
- Chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc
- Chính sách thúc đẩy sự phát triển văn học nghệ thuật.
- Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa.
- Chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực văn hóa
- Chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI - năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho 17 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 21/11, Sở Thông tin và Truyền thông khai trương dự án "Thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025".
Kim Thành
21:13 21/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024Hương Trà
19:24 21/11/2024Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân