Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 01/01/2012 - 17:57
(Thanh tra)- Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết như vậy khi trao đổi với PV Báo Thanh tra về tình hình triển khai đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp theo Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
+ Xin Thứ trưởng cho biết kết quả thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp theo Quyết định 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm hiện nay?
- Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 67, đến nay, trên cả nước đã có 42 dự án (D.A) nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 970.000m2, dự kiến khi hoàn thành sẽ đáp ứng cho khoảng trên 70.000 người. Hiện đã có khoảng 2.000 căn hộ đã hoàn thành và được chủ đầu tư bán, cho thuê, cho mua đối với các đối tượng có đủ điều kiện theo thứ tự ưu tiên.
Trong 42 D.A đã khởi công, hiện mới có 9 D.A được Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký kết hợp đồng tín dụng cho vay vốn ưu đãi với tổng số vốn vay là 1.042 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang thực hiện thẩm định, xem xét cho vay đối với 3 D.A với tổng mức vốn đề nghị vay khoảng 410 tỷ đồng.
+ Được biết, sau khi Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, đã có nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đăng ký với hàng trăm D.A. Tuy nhiên, số D.A được triển khai trên thực tế chưa nhiều, nguyên nhân do đâu thưa Thứ trưởng?
- Sau khi Quyết định 67 ban hành, các địa phương trên cả nước đã báo cáo đề xuất nhu cầu đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp giai đoạn 2009 - 2015 là 189 D.A, quy mô khoảng 170.000 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 700.000 người. Tuy nhiên, đến nay số D.A được khởi công chưa nhiều.
Nguyên nhân căn bản là do các DN đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp gặp khó khăn về nguồn vốn. Ngoài ra, do giới hạn về đối tượng và điều kiện đối với người mua nên các chủ đầu tư cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn ứng trước từ khách hàng. Nếu vay vốn các ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng thì giá thành sẽ cao, không phù hợp với đối tượng thu nhập thấp. Trong khi đó, nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các D.A nhà ở thu nhập thấp lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, ưu đãi đầu tư của Nhà nước dành cho các D.A mới chỉ giải quyết các vấn đề như: Cho phép miễn tiền sử dụng đất; miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN (chỉ được thực hiện đến hết năm 2009); nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như không có)... Vì vậy, thị trường bất động sản thời gian qua có sự điều chỉnh, phát triển chậm lại cũng là nguyên nhân làm cho các DN cân nhắc, tạm hoãn việc đầu tư xây dựng các D.A nhà ở thu nhập thấp theo dự kiến.
+ Nhiều ý kiến cho rằng, việc các DN không tiếp cận được hoặc chỉ được vay rất ít từ nguồn vốn ưu đãi dẫn đến các D.A chậm tiến độ hoặc không thể triển khai. Thứ trưởng có bình luận nào về luồng dư luận trên?
- Như đã đề cập trên đây, một trong những lý do căn bản khiến số lượng D.A nhà ở thu nhập thấp được triển khai vẫn còn rất ít là bởi các DN thiếu vốn. Mặc dù các D.A nhà ở cho người thu nhập thấp không thuộc diện bị khống chế, nhưng việc xem xét, thẩm định để cho vay cũng được thực hiện thận trọng hơn. Mặt khác, số lượng D.A đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thấp. Ngoài khó khăn chung về nguồn vốn, các DN cũng phải xem xét, điều chỉnh mục tiêu, danh mục D.A đầu tư để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Vì vậy, tiến độ triển khai các D.A nhà ở cho người thu nhập thấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tuy nhiên, với nhu cầu còn rất lớn, cùng với việc điều chỉnh các cơ chế, chính sách một cách hợp lý, có thể đặt niềm tin sang năm 2012, tiến độ triển khai các D.A nhà ở dành cho người có thu nhập thấp sẽ được đẩy mạnh hơn.
+ Vậy, để mở rộng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các D.A nhà ở thu nhập thấp, theo Thứ trưởng cần có giải pháp nào?
- Để thúc đẩy hơn nữa việc đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp cần có một giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc khai thông nguồn vốn còn phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ các ưu đãi khác. Các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành cần được thực hiện cùng lúc; "gói" các hỗ trợ, ưu đãi càng nhiều và kịp thời thì việc triển khai càng thuận lợi.
Bên cạnh các kiến nghị của Bộ Xây dựng đã được Chính phủ chấp thuận, Bộ đã và đang nghiên cứu trình Chính phủ hoàn thiện mô hình hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở, hình thành Quỹ Tiết kiệm nhà ở để tạo nguồn vốn hỗ trợ, cho vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại các địa phương; thu hút các nguồn vốn hỗ trợ, ODA, vốn vay từ các tổ chức nước ngoài để đầu tư cho lĩnh vực này…
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các chính sách về thuế để triển khai thực hiện ưu đãi thuế đối với các D.A nhà ở thu nhập thấp.
+ Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Trần Quý (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý