Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bản hùng ca về ý chí kiên cường, khát vọng thống nhất

Thu Huyền - Nhật Tường

Thứ sáu, 29/04/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã góp phần quan trọng tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, góp phần tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Ảnh: NT

Vị trí trọng yếu

Trong kháng chiến chống Mỹ, Kon Tum là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, án ngữ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nối liền tuyến hành lang Bắc - Nam và tuyến hành lang giữa Đông và Tây Trường Sơn.

Với vị trí địa - chính trị quan trọng này, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tập trung mọi lực lượng để xây dựng vùng Bắc Kon Tum trở thành một khu vực phòng thủ kiên cố nhất ở phía Bắc Tây Nguyên, mà trung tâm là cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh.

Từ năm 1957 - 1972, quân địch đã cho xây dựng tại Đăk Tô - Tân Cảnh một hệ thống phòng ngự kiên cố nhất, bao gồm căn cứ E42 ở Tân Cảnh và căn cứ Đăk Tô 2. Nơi đây là đại bản doanh của Sư đoàn 22 và các Trung đoàn 42 bộ binh, Trung đoàn 14 thiết giáp, lực lượng Biệt động quân Biên phòng và 5 tiểu đoàn pháo binh…. Ở bờ Tây sông Pô Kô, cách căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh 10km về phía Tây Nam là các căn cứ hỏa lực như Căn cứ Charlie, Căn cứ Delta… và dọc theo biên giới Việt Nam - Lào là các tiền đồn biên phòng do tiểu đoàn Biệt động quân 62 (cứ điểm Plei Kleng), Tiểu đoàn 95 (Ben Hét hay còn gọi là Cứ điểm Plei Kần), Tiểu đoàn 88 (Chi khu quận lỵ Đăk Pek) trấn giữ; đi về phía Đông Nam có Bộ Chỉ huy Lữ đoàn dù số 3, Căn cứ Non Nước (Võ Định)…

Cuối năm 1971, Bộ Chính trị ra nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Quân và dân ta ở miền Nam đã thực hiện cuộc tiến công, đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân địch, đặc biệt là trên 3 hướng Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Ở hướng Bắc Tây Nguyên, quân ta đã quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1972, với nhiệm vụ "tiêu diệt địch, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là hướng Pleiku; có điều kiện thì mở rộng vùng giải phóng phía Tây Pleiku, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam bộ".

Theo Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lực lượng chủ lực mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch này có 4 trung đoàn bộ binh: 66, 95, 28, 24, Tiểu đoàn 631, Trung đoàn Đặc công 400, Trung đoàn Pháo binh hỗn hợp 40 (pháo mặt đất, pháo phòng không, xe tăng) và Trung đoàn Công binh 7, tham gia chiến dịch còn có lực lượng vũ trang các địa phương trên địa bàn Bắc Tây Nguyên, mỗi tỉnh đội có 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và một số đại đội binh chủng.

Chiến thắng vẻ vang

Mở màn chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972, quân ta đánh tan quân địch trên dãy điểm cao Tây sông Pô Kô và tiến xuống Đăk Tô - Tân Cảnh tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 22 và Trung đoàn Thiết giáp 14, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh.

Vào trưa ngày 24/4/1972, quân ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh.

Sau khi cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh bị tiêu diệt, lực lượng địch ở Kon Tum bị suy yếu, chỉ có 1 tiểu đoàn (thuộc Trung đoàn 53), Tiểu đoàn dù 7, lực lượng bảo an và tân quân, tinh thần sa sút nghiêm trọng... Trước những diễn biến mới của chiến dịch, đêm ngày mùng 5, rạng ngày 6/6/1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định các lực lượng trong thị xã Kon Tum rút ra an toàn và kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972 với những thắng lợi to lớn đã mang một ý nghĩa chiến lược quan trọng. Quân và dân ta đã tiêu diệt lượng lớn quân địch; phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, vũ khí và quân trang quân dụng của địch; giải phóng phần lớn tỉnh Kon Tum và khoảng 4 vạn dân.

Tròn 50 năm sau chiến thắng vang dội Đăk Tô - Tân Cảnh, vùng chiến địa xưa đã trở thành di tích lịch sử, là điểm thăm quan của nhiều du khách trong nước và quốc tế, là nơi giáo dục cho các thế hệ sau về những chiến công vang dội của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Nơi chiến trường xưa, chính quyền và nhân dân huyện Đăk Tô đang nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ấm no, giàu đẹp. Tính đến nay, huyện Đăk Tô đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng đồng bộ và ổn định với việc phủ điện lưới quốc gia tới 100% số xã; đường giao thông kiên cố hóa và trường học, trạm y tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của huyện đạt 40 triệu đồng. Những phong tục, tập quán lạc hậu đang dần được xóa bỏ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm