Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ba nguyên nhân chính

Thứ ba, 16/07/2013 - 07:26

(Thanh tra)- Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã trả lời đầy đủ, chặt chẽ các câu hỏi của người dân, công khai, trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, tối 31/3/2013, về các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài. Theo đó, ông khẳng định đã giải quyết dứt điểm trên 90% vụ việc khiếu tố loại này.

Đó là một thành tích rất lớn mà nhiều giai đoạn lịch sử, thanh tra không đạt được. Vì đây không chỉ là công việc “khó, khô, khổ” khi căn cứ theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của lãnh đạo, tham mưu để giải quyết, mà còn phải kiên trì “hốt rác”, làm sạch, “sửa sai”, “chịu tra tấn” bằng các lời chửi bới vô tội vạ, bất kính, coi thường pháp luật của một số người “đội đơn”.

Hơn thế nữa, đây là việc “hạch quan”, xem xét việc giải quyết của quan. Một việc mà các lãnh đạo, quản lý, mọi cấp, ngành rất khó chịu vì bị “yêu cầu làm rõ, trả lời bằng văn bản”. Nghĩa là: Giấy trắng mực đen, dấu đỏ, “chữ ký tươi”. Nghĩa là, sẽ bị công khai, nếu sai, báo chí không tiếc “đá ném”, dư luận sục sôi; nếu đúng chưa chắc được cấp trên đồng tình… Vậy là, nỗi lo tránh né thanh tra xét khiếu tố, trì hoãn trả lời, tìm cửa chạy để thanh tra chưa có kết luận hoặc có kết luận “trời ơi”, chung chung chiêng chiêng là hết sức cần thiết. “Quan ngại” và một bộ phần đầu đơn khó chịu… Vậy mà, hoàn thành được nhiệm vụ, đâu phải là do báo cáo hay?

Theo Tổng Thanh tra, làm được, giải quyết được việc khó này là do biết tháo gỡ những nguyên nhân dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu kiện tồn đọng; ngành đã tập trung cùng các bộ, ngành tháo gỡ cơ chế, chính sách. Lần nay, năm này, quyết liệt thì sẽ làm xong, cơ bản xong.

Thật là hồng phúc cho đất nước! Bao Công xưa thì cũng chỉ cầu mong được như thế! Muốn vậy phải vạch rõ, “làm tới” ba nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khiếu kiện kéo dài: Thứ nhất là tham mưu chỉnh sửa các chính sách chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa bảo đảm được quyền, lợi ích thiết thực của người dân. Điều này, qua tiếp xúc, cùng nghe, cùng dự với dân, qua tập hợp thống kê thấy rõ gần 80% số vụ tồn đọng là liên quan đến đất đai. Trong đó, việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng là chủ yếu. Còn việc tranh chấp, việc đòi lại đất cũ số đơn thư không đáng kể… Thứ hai, số đơn do các yếu tố lịch sử tồn đọng cũng không nhiều, từng bước có thể xem xét giải quyết theo đúng chính sách, pháp luật. Thứ ba là đơn thư tồn đọng do các địa phương giải quyết có thể coi là còn phức tạp và nhiều nơi rất nghiêm trọng. Có nơi đã giải quyết nhiều lần nhưng chưa đến nơi, đến chốn, dân chưa thông. Có nơi đã giải quyết tốt nhưng còn mang tính áp đặt, chưa đối thoại, chưa gặp dân làm rõ khúc mắc, chưa công khai để minh bạch. Có nơi, cố tình “đẩy bóng” sang nơi khác, hoặc “đá lên trên”, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đặc biệt cho việc ổn định chính trị xã hội, an dân; để đơn thư tồn đọng 20 - 30 năm là có tội với dân, có tội với lịch sử… Còn nguyên nhân nữa, do người “đầu đơn” chưa hiểu biết pháp luật, bị lôi kéo, kích động, hoặc cố tình, “cố chấp” quyết tố cáo, khiếu nại cho hả… thì đã có sẵn trong các nguyên nhân kể trên và khi giải quyết bắt buộc cơ quan quản lý phải phân loại, giải quyết tận gốc.

Vậy là, cái khó ở bộ, ngành đã từng bước được khơi thông, Luật Đất đai, nơi chủ yếu phát sinh khiếu tố đang tích cực được sửa đổi, hoàn thiện, các chính sách liên quan sẽ được điều chỉnh, có lợi cho dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Cái khó lớn nhất của ngành Thanh tra là phải phân loại xử lý nghiêm minh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Địa phương nào để tồn đọng đơn thư khiếu tố nhiều, thì người đứng đầu (Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra) phải chịu trách nhiệm; địa phương nào làm tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng kịp thời trước Đảng, trước dân. Chúng ta đã có Hội nghị toàn quốc để triển khai công tác này, chúng ta sẽ có Hội nghị toàn quốc để tổng kết, để tuyên dương, khen thưởng. Chúng ta không ngại khó, ngại khổ, chỉ ngại không công bằng. Nếu không trọng dụng kịp thời những nhân tố tích cực, có tài tổ chức, đối thoại khách quan, lao tâm khổ tứ, nghiên cứu, viết lách, giải quyết tốt đơn thư tồn đọng, xử lý được đội ngũ quan tham; làm sao chúng ta xây dựng được niềm  tin của nhân dân đối với chính sách, pháp luật khiếu tố và với ngành Thanh tra?

Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm