Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt trà thiền

Thứ hai, 03/01/2011 - 10:50

(Thanh tra)-“Ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nhạt nồng đôi chén một vài hơi”Như một nghệ thuật nhân sinh, uống trà đôi lúc làm khuây khỏa đi bao muộn phiền. Bên tách trà còn biết bao điều được đề cập, tâm sự…

Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm minh chứng rằng, uống trà đã trở thành thú vui tao nhã, một thuật văn hoá ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ từ kiểu ấm thanh mảnh đến chén trà xinh xắn. Mỗi loại ấm chén được dùng cho nhiều cuộc trà: Độc ẩm dành cho một người, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người thưởng trà.


Để có cuộc trà ngon phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thủy (tức nước pha trà), Nhì trà (là loại trà người Việt thường uống - trà xanh), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà). Tuỳ theo từng miền, cách dùng ấm và chén trà có khác: Kiểu Vũ Xuân Thu ẩm dùng uống trà vào mùa Xuân và mùa Thu; kiểu Hà ẩm dùng cho mùa Hạ, chén nhỏ giúp nước nhanh nguội; kiểu Đông ẩm thì chén trà dầy, lồng chén sâu giữ cho trà lâu nguội.


Uống trà từ lâu đã trở thành một phong tục. Mời trà là một ứng xử văn hoá biểu hiện lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hoá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu lời tâm sự. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hòa hợp, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.


Nếu người Nhật có Trà Đạo, người Trung Hoa có Trà Pháp. Ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “Tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền.


Người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ tâm đắc trong cuộc đời, thì cuộc trà ở nhà Phật đưa con người vào trạng thái vô vi an tĩnh, nên có câu “Trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một.


Cách uống trà của thiền môn thể hiện rõ nét qua những triết lý Nho, Phật và Lão Trang với bốn chữ Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Hòa là sự giao hòa thiên nhiên với con người; Kính là kính trọng, cảm tạ  trước sự tồn tại của vạn vật; Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần; Tịnh là sự bình an của tâm hồn trong cuộc sống.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm