Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trao kỷ lục Việt Nam cho Nhà máy in tiền đầu tiên

Thứ bảy, 15/02/2014 - 15:54

(Thanh tra) - Ngày 14/2/2014, tại khu Đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức Lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam cho Nhà máy in tiền đầu tiên và khánh thành Di tích II (xưởng in bạc).

Ông Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính trao Bằng kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền cho huyện Lạc Thủy. Ảnh: Hồng Bài

Cách đây 48 năm (1946), Đồn điền Chi Nê, Lạc Thủy được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính chọn là một trong những cơ sở đầu tiên đặt Nhà máy in tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nơi đây đã sản xuất ra những tờ giấy bạc tài chính, đồng bạc Cụ Hồ đầu tiên của Chính quyền cách mạng non trẻ. Tờ bạc Tài chính Cụ Hồ ra đời đã trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hóa trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.  Cắt băng khánh thành Di tích II (xưởng in bạc). Ảnh: Hồng Bài

Vào thời điểm đó, do Nhà máy in tiền Tô - Panh (số 5 đường Nam Bộ - nay là đường Lê Duẩn - Hà Nội)  bị lộ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển toàn bộ Nhà máy in tiền Tô - Panh lên đồn điền Chi Nê, Lạc Thủy. Tại đây, gia đình ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước đã dành một phần đồn điền của gia đình mình và nhà xưởng, máy điện, nhà kho để lắp đặt nhà máy in tiền. 

Lúc đó, nhà máy in tiền còn thô sơ, máy móc chưa hiện đại nên việc in tiền rất khó khăn, phải qua nhiều cung đoạn, như: In lần lượt từng màu, số sê-ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp-xét, mệnh giá nhỏ in bằng máy sốp, ti pô (5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào). Tiền in xong được đóng hòm cho lên xe bò, xe ngựa chuyển lên cất giữ vào "kho bạc" tại gia đình ông Bùi Văn Xin ở xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa, từ đó mới cấp phát đi khắp nơi theo lệnh của Bộ Tài chính. Đại biểu xem máy in tiền đầu tiên của Nhà máy in tiền.  Ảnh: Hồng Bài

Đặc biệt, Đồn điền Chi Nê, Lạc Thủy đã vinh dự được hai lần đón Bác Hồ về thăm. Bác Hồ đã nghỉ lại tại đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Đến thăm cán bộ, công nhân nhà máy in tiền, Bác căn dặn: "Đây là nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc". Sau đó Bác đến thăm một số gia đình đồng bào Mường ở xã Cố Nghĩa và gia đình ông Bùi Văn Xin, xóm Đồng Thung, người đã nhường nhà ở làm "kho bạc" cho Chính phủ. Đồn điền Chi Nê là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của Bộ Tài chính nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung và ghi nhận một thời kỳ lịch sử cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy.  Tiền được phân loại, đóng gói trước khi chuyển lên "kho bạc". Ảnh: Hồng Bài

Năm 2007, khu Đồn điền Chi Nê, nơi đặt Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam trở thành Khu di tích lịch sử cách mạng, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia. Năm 2009, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê. Khu di tích có diện tích 15,64 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn một là 58 tỷ đồng. Hiện nay các hạng mục đã được phục hồi, tôn tạo: Di tích I, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích II xưởng in bạc. 

Ngày 14/2/2014, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã ra Quyết định số 1484/KLVN đã ra quyết định công nhận Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam đạt danh hiệu kỷ lục Guiness Việt Nam.

Tại lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên, các đại biểu đã dự lễ cắt băng khánh thành Di tích II (xưởng in bạc) và thăm phòng trưng bày hiện vật máy in tiền. 

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm