Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Tôn trọng khán giả, cũng là tôn trọng chính mình”

Thứ sáu, 11/05/2012 - 08:45

Vấn đề chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều nghệ sĩ cũng đã chia sẻ với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ về vấn đề này.

Ca sỹ Trung Anh

Nghệ thuật chân chính không cần sự phô trương  Khi nói về vấn đề trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của một bộ phận ca sĩ, nghệ sĩ trẻ hiện nay, Trung Anh, một nữ ca sĩ được nhiều khán giả biết đến qua những ca khúc trữ tình như Miền Trung nhớ Bác, Mùa xuân làng lúa làng hoa…, chia sẻ: Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một chuẩn mực thẩm mĩ riêng, phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước mình. Ở phương Tây, “chuyện mặc” của ca sĩ, nghệ sĩ tương đối thoáng, thoải mái. Tuy nhiên, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam việc ăn mặc quá đà là không nên. “Ở góc độ một ca sĩ, tôi cho rằng không nhất thiết cứ phải phô trương hình thể bằng cách mặc quá mỏng hoặc quá ngắn là đẹp”, ca sĩ nói.Ca sĩ Trung Anh cũng cho rằng trang phục góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên hiệu ứng cho tiết mục biểu diễn, nhưng  không phải bộ trang phục nào thể hiện xu hướng thời trang đang  thịnh hành trên thế giới cũng phù hợp ở Việt Nam.Theo Trung Anh, khi ca sĩ, nghệ sĩ vi phạm, thì các nhà quản lý cần phải quyết liệt xử lý, có thể cấm ca sĩ biểu diễn một thời gian và phạt hành chính thật nặng.  “Vấn nạn hát nhép của các ca sĩ không phải bây giờ mới bị lên án, chỉ trích, mà từ rất nhiều năm nay, công chúng đã lên tiếng về cách làm nghệ thuật dối trá của một số người. Nhiều chương trình khi tổng duyệt, các ca sĩ hát thật, nhưng khi biểu diễn thì lại hát nhép. Điều này khó chấp nhận được trong các chương trình hát đơn và hát trực tiếp trước khán giả”, ca sĩ Trung Anh nêu quan điểm.Theo ca sĩ Trung Anh, mỗi một ca sĩ, nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu đều phải ý thức được rằng mình mang đến cho công chúng những giá trị thẩm mĩ cả về âm nhạc lẫn trang phục. Nhu cầu của khán giả bây giờ là nghe và xem, do đó mặc trang phục đẹp, lịch sự; hát bằng sức của mình chính là tôn trọng bản thân và khán giả. Ca sĩ Tấn Minh Chia sẻ quan điểm này, ca sĩ Tấn Minh cho rằng việc các ca sĩ ăn mặc hở hang, phản cảm hay hát nhép… là vấn đề đã được bàn đến từ lâu, nhưng dường như đến nay tình trạng này vẫn tồn tại và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ca sĩ lên sân khấu cố tình vi phạm các quy định về trang phục biểu diễn là nhằm đạt được mục đích cá nhân chứ không phải biểu diễn nghệ thuật vì công chúng. Khi không biết tôn trọng khán giả, coi khán giả là “thượng đế” thì việc vi phạm các quy chuẩn thẩm mĩ trong chuyện “mặc” và “hát” là điều khó tránh khỏi. “Hãy tôn trọng khán giả, cũng là tôn trọng mình. Vì nghệ thuật chân chính không nằm ở những bộ quần áo biết khoe cơ thể”, Tấn Minh nói.Cùng với việc cho rằng bản thân các nghệ sĩ phải tự coi trọng vấn đề trang phục, chuyên môn để thể hiện sự tôn trọng với công chúng, ca sĩ Tấn Minh cho rằng, cần có thêm trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà tổ chức chương trình bởi hiện nay thường trong các buổi tổng duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc mới chỉ chú trọng thẩm định, kiểm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt các trang phục phản cảm lên sân khấu.Theo đề xuất của ca sĩ Tấn Minh, nếu cần thiết phải thành lập cả Ban thẩm định về trang phục, mời những chuyên gia thời trang cao cấp để kiểm duyệt, định hướng trang phục phù hợp với nội dung bài hát và mục đích biểu diễn. Trang phục cũng phải được coi như vấn đề chuyên môn. Đồng quan điểm với ca sĩ Trung Anh về việc xử lý nghiêm các ca sĩ, nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm, hở hang, tuy nhiên ca sĩ Tấn Minh nhấn mạnh thêm, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, hình thức cấm biểu diễn vĩnh viễn cũng không phải là quá cao.Trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt Nhạc sĩ Xuân Thủy Là một người làm nghệ thuật, nhưng lại gắn bó với môi trường quân đội nên nhạc sĩ Xuân Thủy – Trung tá, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội rất coi trọng văn hóa và đạo đức của một người nghệ sĩ. Theo quan điểm của nhạc sĩ, để hạn chế tiêu cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nếu chỉ đơn thuần giải quyết bằng các chế tài, bằng việc xử phạt thì chưa đủ mà cần phải có sự giáo dục về văn hóa, nhận thức với các nghệ sĩ. Đặc biệt là sự tự nhận thức của bản thân nghệ sĩ.Nói về hiện tượng hát nhép đang diễn ra hiện nay, nhạc sĩ Xuân Thủy cho biết trong các sô diễn nước ngoài, nhiều nghệ sĩ phải biểu diễn trong 3 – 4 giờ liên tục hay một số chương trình truyền hình trực tiếp, để đảm bảo chất lượng chương trình hoặc chất lượng phát sóng thì người tham gia biểu diễn vẫn có thể được hát nhép. Tuy nhiên việc một bộ phận nghệ sĩ Việt Nam vì chạy theo lợi nhuận, tham gia quá nhiều sô diễn, nhiều nơi trong một thời gian ngắn, giọng hát không đảm bảo nên phải hát nhép lại là điều không thể chấp nhận được. Do đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp. Ca sĩ Ánh Tuyết Là một ca sĩ "gạo cội" trong làng nhạc Việt, khi nói về văn hóa ăn mặc và trách nhiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ hiện nay, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: "Nghệ sĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một đất nước, người nghệ sĩ chân chính giúp con người sống đẹp hơn, nhân bản hơn, họ đóng góp nhiều trong công việc xây dựng xã hội và nâng cao thị hiếu nghệ thuật. Khi hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, người nghệ sĩ sẽ thận trọng hơn trong cách ứng xử, biểu diễn, cách ăn mặc bởi đó chính là những phương tiện truyền tải thông điệp nghệ thuật đến với công chúng".Theo ca sĩ Ánh Tuyết, trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt. Những tinh hoa luôn tồn tại và bền vững. Chúng ta cũng đừng quên là công chúng, những người thưởng thức nghệ thuật có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc. Họ sẽ loại trừ những bất cập và tiêu cực. Bởi thế, chúng ta có nên gọi những người không vì nghệ thuật như thế là nghệ sĩ không? Ca sĩ Quang Dũng Ca sĩ Quang Dũng, một trong những ca sĩ luôn xuất hiện trước khán giả với một hình ảnh đẹp, chỉn chu. Theo Quang Dũng, nghệ sĩ là người trực tiếp đưa văn hóa đến với công chúng, do đó việc phổ biến hình ảnh hay phát ngôn cần phải có sự suy xét cẩn trọng. Thời gian qua đã xuất hiện không ít những phát ngôn gây sốc, những kiểu ăn mặc phản cảm và có cả những scandal được cố tình tạo ra. Về vấn đề này, rất cần cơ quan chức năng có biện pháp cảnh báo.Tuy nhiên, ca sĩ Quang Dũng cho rằng, chuyện mặc của ca sĩ còn nằm ở ý thức cá nhân. Với những trường hợp ăn mặc không theo chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội thì cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, khi bị chạm vào sự tự ái cá nhân có thể họ sẽ tự ý thức, tự nhìn lại mình để sửa đổi. Để tránh, giảm thiểu những vi phạm về trang phục biểu diễn, các quy định về chuyên môn của một bộ phận nghệ sĩ trẻ, ngoài việc các nghệ sĩ, ca sĩ phải tự nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, theo ý kiến của ca sĩ Ánh Tuyết và Quang Dũng, trước tiên các cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp nhắc nhở thường xuyên, bên cạnh đó cũng cần có chiến lược, phương thức quản lý theo hướng bền vững, lâu dài. Làm sao để “chân, thiện, mĩ” được thăng hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm chung với xã hội, như thế sẽ đồng bộ hơn.(Theo Chinhphu.vn)

Nghệ thuật chân chính không cần sự phô trương  Khi nói về vấn đề trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của một bộ phận ca sĩ, nghệ sĩ trẻ hiện nay, Trung Anh, một nữ ca sĩ được nhiều khán giả biết đến qua những ca khúc trữ tình như Miền Trung nhớ Bác, Mùa xuân làng lúa làng hoa…, chia sẻ: Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một chuẩn mực thẩm mĩ riêng, phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước mình. Ở phương Tây, “chuyện mặc” của ca sĩ, nghệ sĩ tương đối thoáng, thoải mái. Tuy nhiên, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam việc ăn mặc quá đà là không nên. “Ở góc độ một ca sĩ, tôi cho rằng không nhất thiết cứ phải phô trương hình thể bằng cách mặc quá mỏng hoặc quá ngắn là đẹp”, ca sĩ nói.Ca sĩ Trung Anh cũng cho rằng trang phục góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên hiệu ứng cho tiết mục biểu diễn, nhưng  không phải bộ trang phục nào thể hiện xu hướng thời trang đang  thịnh hành trên thế giới cũng phù hợp ở Việt Nam.Theo Trung Anh, khi ca sĩ, nghệ sĩ vi phạm, thì các nhà quản lý cần phải quyết liệt xử lý, có thể cấm ca sĩ biểu diễn một thời gian và phạt hành chính thật nặng.  “Vấn nạn hát nhép của các ca sĩ không phải bây giờ mới bị lên án, chỉ trích, mà từ rất nhiều năm nay, công chúng đã lên tiếng về cách làm nghệ thuật dối trá của một số người. Nhiều chương trình khi tổng duyệt, các ca sĩ hát thật, nhưng khi biểu diễn thì lại hát nhép. Điều này khó chấp nhận được trong các chương trình hát đơn và hát trực tiếp trước khán giả”, ca sĩ Trung Anh nêu quan điểm.Theo ca sĩ Trung Anh, mỗi một ca sĩ, nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu đều phải ý thức được rằng mình mang đến cho công chúng những giá trị thẩm mĩ cả về âm nhạc lẫn trang phục. Nhu cầu của khán giả bây giờ là nghe và xem, do đó mặc trang phục đẹp, lịch sự; hát bằng sức của mình chính là tôn trọng bản thân và khán giả. Ca sĩ Tấn Minh Chia sẻ quan điểm này, ca sĩ Tấn Minh cho rằng việc các ca sĩ ăn mặc hở hang, phản cảm hay hát nhép… là vấn đề đã được bàn đến từ lâu, nhưng dường như đến nay tình trạng này vẫn tồn tại và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ca sĩ lên sân khấu cố tình vi phạm các quy định về trang phục biểu diễn là nhằm đạt được mục đích cá nhân chứ không phải biểu diễn nghệ thuật vì công chúng. Khi không biết tôn trọng khán giả, coi khán giả là “thượng đế” thì việc vi phạm các quy chuẩn thẩm mĩ trong chuyện “mặc” và “hát” là điều khó tránh khỏi. “Hãy tôn trọng khán giả, cũng là tôn trọng mình. Vì nghệ thuật chân chính không nằm ở những bộ quần áo biết khoe cơ thể”, Tấn Minh nói.Cùng với việc cho rằng bản thân các nghệ sĩ phải tự coi trọng vấn đề trang phục, chuyên môn để thể hiện sự tôn trọng với công chúng, ca sĩ Tấn Minh cho rằng, cần có thêm trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà tổ chức chương trình bởi hiện nay thường trong các buổi tổng duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc mới chỉ chú trọng thẩm định, kiểm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt các trang phục phản cảm lên sân khấu.Theo đề xuất của ca sĩ Tấn Minh, nếu cần thiết phải thành lập cả Ban thẩm định về trang phục, mời những chuyên gia thời trang cao cấp để kiểm duyệt, định hướng trang phục phù hợp với nội dung bài hát và mục đích biểu diễn. Trang phục cũng phải được coi như vấn đề chuyên môn. Đồng quan điểm với ca sĩ Trung Anh về việc xử lý nghiêm các ca sĩ, nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm, hở hang, tuy nhiên ca sĩ Tấn Minh nhấn mạnh thêm, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, hình thức cấm biểu diễn vĩnh viễn cũng không phải là quá cao.Trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt Nhạc sĩ Xuân Thủy Là một người làm nghệ thuật, nhưng lại gắn bó với môi trường quân đội nên nhạc sĩ Xuân Thủy – Trung tá, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội rất coi trọng văn hóa và đạo đức của một người nghệ sĩ. Theo quan điểm của nhạc sĩ, để hạn chế tiêu cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nếu chỉ đơn thuần giải quyết bằng các chế tài, bằng việc xử phạt thì chưa đủ mà cần phải có sự giáo dục về văn hóa, nhận thức với các nghệ sĩ. Đặc biệt là sự tự nhận thức của bản thân nghệ sĩ.Nói về hiện tượng hát nhép đang diễn ra hiện nay, nhạc sĩ Xuân Thủy cho biết trong các sô diễn nước ngoài, nhiều nghệ sĩ phải biểu diễn trong 3 – 4 giờ liên tục hay một số chương trình truyền hình trực tiếp, để đảm bảo chất lượng chương trình hoặc chất lượng phát sóng thì người tham gia biểu diễn vẫn có thể được hát nhép. Tuy nhiên việc một bộ phận nghệ sĩ Việt Nam vì chạy theo lợi nhuận, tham gia quá nhiều sô diễn, nhiều nơi trong một thời gian ngắn, giọng hát không đảm bảo nên phải hát nhép lại là điều không thể chấp nhận được. Do đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp. Ca sĩ Ánh Tuyết Là một ca sĩ "gạo cội" trong làng nhạc Việt, khi nói về văn hóa ăn mặc và trách nhiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ hiện nay, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: "Nghệ sĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một đất nước, người nghệ sĩ chân chính giúp con người sống đẹp hơn, nhân bản hơn, họ đóng góp nhiều trong công việc xây dựng xã hội và nâng cao thị hiếu nghệ thuật. Khi hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, người nghệ sĩ sẽ thận trọng hơn trong cách ứng xử, biểu diễn, cách ăn mặc bởi đó chính là những phương tiện truyền tải thông điệp nghệ thuật đến với công chúng".Theo ca sĩ Ánh Tuyết, trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt. Những tinh hoa luôn tồn tại và bền vững. Chúng ta cũng đừng quên là công chúng, những người thưởng thức nghệ thuật có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc. Họ sẽ loại trừ những bất cập và tiêu cực. Bởi thế, chúng ta có nên gọi những người không vì nghệ thuật như thế là nghệ sĩ không? Ca sĩ Quang Dũng Ca sĩ Quang Dũng, một trong những ca sĩ luôn xuất hiện trước khán giả với một hình ảnh đẹp, chỉn chu. Theo Quang Dũng, nghệ sĩ là người trực tiếp đưa văn hóa đến với công chúng, do đó việc phổ biến hình ảnh hay phát ngôn cần phải có sự suy xét cẩn trọng. Thời gian qua đã xuất hiện không ít những phát ngôn gây sốc, những kiểu ăn mặc phản cảm và có cả những scandal được cố tình tạo ra. Về vấn đề này, rất cần cơ quan chức năng có biện pháp cảnh báo.Tuy nhiên, ca sĩ Quang Dũng cho rằng, chuyện mặc của ca sĩ còn nằm ở ý thức cá nhân. Với những trường hợp ăn mặc không theo chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội thì cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, khi bị chạm vào sự tự ái cá nhân có thể họ sẽ tự ý thức, tự nhìn lại mình để sửa đổi. Để tránh, giảm thiểu những vi phạm về trang phục biểu diễn, các quy định về chuyên môn của một bộ phận nghệ sĩ trẻ, ngoài việc các nghệ sĩ, ca sĩ phải tự nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, theo ý kiến của ca sĩ Ánh Tuyết và Quang Dũng, trước tiên các cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp nhắc nhở thường xuyên, bên cạnh đó cũng cần có chiến lược, phương thức quản lý theo hướng bền vững, lâu dài. Làm sao để “chân, thiện, mĩ” được thăng hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm chung với xã hội, như thế sẽ đồng bộ hơn.(Theo Chinhphu.vn)

Nghệ thuật chân chính không cần sự phô trương  Khi nói về vấn đề trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của một bộ phận ca sĩ, nghệ sĩ trẻ hiện nay, Trung Anh, một nữ ca sĩ được nhiều khán giả biết đến qua những ca khúc trữ tình như Miền Trung nhớ Bác, Mùa xuân làng lúa làng hoa…, chia sẻ: Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một chuẩn mực thẩm mĩ riêng, phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước mình. Ở phương Tây, “chuyện mặc” của ca sĩ, nghệ sĩ tương đối thoáng, thoải mái. Tuy nhiên, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam việc ăn mặc quá đà là không nên. “Ở góc độ một ca sĩ, tôi cho rằng không nhất thiết cứ phải phô trương hình thể bằng cách mặc quá mỏng hoặc quá ngắn là đẹp”, ca sĩ nói.Ca sĩ Trung Anh cũng cho rằng trang phục góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên hiệu ứng cho tiết mục biểu diễn, nhưng  không phải bộ trang phục nào thể hiện xu hướng thời trang đang  thịnh hành trên thế giới cũng phù hợp ở Việt Nam.Theo Trung Anh, khi ca sĩ, nghệ sĩ vi phạm, thì các nhà quản lý cần phải quyết liệt xử lý, có thể cấm ca sĩ biểu diễn một thời gian và phạt hành chính thật nặng.  “Vấn nạn hát nhép của các ca sĩ không phải bây giờ mới bị lên án, chỉ trích, mà từ rất nhiều năm nay, công chúng đã lên tiếng về cách làm nghệ thuật dối trá của một số người. Nhiều chương trình khi tổng duyệt, các ca sĩ hát thật, nhưng khi biểu diễn thì lại hát nhép. Điều này khó chấp nhận được trong các chương trình hát đơn và hát trực tiếp trước khán giả”, ca sĩ Trung Anh nêu quan điểm.Theo ca sĩ Trung Anh, mỗi một ca sĩ, nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu đều phải ý thức được rằng mình mang đến cho công chúng những giá trị thẩm mĩ cả về âm nhạc lẫn trang phục. Nhu cầu của khán giả bây giờ là nghe và xem, do đó mặc trang phục đẹp, lịch sự; hát bằng sức của mình chính là tôn trọng bản thân và khán giả. Ca sĩ Tấn Minh Chia sẻ quan điểm này, ca sĩ Tấn Minh cho rằng việc các ca sĩ ăn mặc hở hang, phản cảm hay hát nhép… là vấn đề đã được bàn đến từ lâu, nhưng dường như đến nay tình trạng này vẫn tồn tại và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ca sĩ lên sân khấu cố tình vi phạm các quy định về trang phục biểu diễn là nhằm đạt được mục đích cá nhân chứ không phải biểu diễn nghệ thuật vì công chúng. Khi không biết tôn trọng khán giả, coi khán giả là “thượng đế” thì việc vi phạm các quy chuẩn thẩm mĩ trong chuyện “mặc” và “hát” là điều khó tránh khỏi. “Hãy tôn trọng khán giả, cũng là tôn trọng mình. Vì nghệ thuật chân chính không nằm ở những bộ quần áo biết khoe cơ thể”, Tấn Minh nói.Cùng với việc cho rằng bản thân các nghệ sĩ phải tự coi trọng vấn đề trang phục, chuyên môn để thể hiện sự tôn trọng với công chúng, ca sĩ Tấn Minh cho rằng, cần có thêm trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà tổ chức chương trình bởi hiện nay thường trong các buổi tổng duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc mới chỉ chú trọng thẩm định, kiểm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt các trang phục phản cảm lên sân khấu.Theo đề xuất của ca sĩ Tấn Minh, nếu cần thiết phải thành lập cả Ban thẩm định về trang phục, mời những chuyên gia thời trang cao cấp để kiểm duyệt, định hướng trang phục phù hợp với nội dung bài hát và mục đích biểu diễn. Trang phục cũng phải được coi như vấn đề chuyên môn. Đồng quan điểm với ca sĩ Trung Anh về việc xử lý nghiêm các ca sĩ, nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm, hở hang, tuy nhiên ca sĩ Tấn Minh nhấn mạnh thêm, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, hình thức cấm biểu diễn vĩnh viễn cũng không phải là quá cao.Trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt Nhạc sĩ Xuân Thủy Là một người làm nghệ thuật, nhưng lại gắn bó với môi trường quân đội nên nhạc sĩ Xuân Thủy – Trung tá, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội rất coi trọng văn hóa và đạo đức của một người nghệ sĩ. Theo quan điểm của nhạc sĩ, để hạn chế tiêu cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nếu chỉ đơn thuần giải quyết bằng các chế tài, bằng việc xử phạt thì chưa đủ mà cần phải có sự giáo dục về văn hóa, nhận thức với các nghệ sĩ. Đặc biệt là sự tự nhận thức của bản thân nghệ sĩ.Nói về hiện tượng hát nhép đang diễn ra hiện nay, nhạc sĩ Xuân Thủy cho biết trong các sô diễn nước ngoài, nhiều nghệ sĩ phải biểu diễn trong 3 – 4 giờ liên tục hay một số chương trình truyền hình trực tiếp, để đảm bảo chất lượng chương trình hoặc chất lượng phát sóng thì người tham gia biểu diễn vẫn có thể được hát nhép. Tuy nhiên việc một bộ phận nghệ sĩ Việt Nam vì chạy theo lợi nhuận, tham gia quá nhiều sô diễn, nhiều nơi trong một thời gian ngắn, giọng hát không đảm bảo nên phải hát nhép lại là điều không thể chấp nhận được. Do đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp. Ca sĩ Ánh Tuyết Là một ca sĩ "gạo cội" trong làng nhạc Việt, khi nói về văn hóa ăn mặc và trách nhiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ hiện nay, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: "Nghệ sĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một đất nước, người nghệ sĩ chân chính giúp con người sống đẹp hơn, nhân bản hơn, họ đóng góp nhiều trong công việc xây dựng xã hội và nâng cao thị hiếu nghệ thuật. Khi hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, người nghệ sĩ sẽ thận trọng hơn trong cách ứng xử, biểu diễn, cách ăn mặc bởi đó chính là những phương tiện truyền tải thông điệp nghệ thuật đến với công chúng".Theo ca sĩ Ánh Tuyết, trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt. Những tinh hoa luôn tồn tại và bền vững. Chúng ta cũng đừng quên là công chúng, những người thưởng thức nghệ thuật có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc. Họ sẽ loại trừ những bất cập và tiêu cực. Bởi thế, chúng ta có nên gọi những người không vì nghệ thuật như thế là nghệ sĩ không? Ca sĩ Quang Dũng Ca sĩ Quang Dũng, một trong những ca sĩ luôn xuất hiện trước khán giả với một hình ảnh đẹp, chỉn chu. Theo Quang Dũng, nghệ sĩ là người trực tiếp đưa văn hóa đến với công chúng, do đó việc phổ biến hình ảnh hay phát ngôn cần phải có sự suy xét cẩn trọng. Thời gian qua đã xuất hiện không ít những phát ngôn gây sốc, những kiểu ăn mặc phản cảm và có cả những scandal được cố tình tạo ra. Về vấn đề này, rất cần cơ quan chức năng có biện pháp cảnh báo.Tuy nhiên, ca sĩ Quang Dũng cho rằng, chuyện mặc của ca sĩ còn nằm ở ý thức cá nhân. Với những trường hợp ăn mặc không theo chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội thì cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, khi bị chạm vào sự tự ái cá nhân có thể họ sẽ tự ý thức, tự nhìn lại mình để sửa đổi. Để tránh, giảm thiểu những vi phạm về trang phục biểu diễn, các quy định về chuyên môn của một bộ phận nghệ sĩ trẻ, ngoài việc các nghệ sĩ, ca sĩ phải tự nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, theo ý kiến của ca sĩ Ánh Tuyết và Quang Dũng, trước tiên các cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp nhắc nhở thường xuyên, bên cạnh đó cũng cần có chiến lược, phương thức quản lý theo hướng bền vững, lâu dài. Làm sao để “chân, thiện, mĩ” được thăng hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm chung với xã hội, như thế sẽ đồng bộ hơn.(Theo Chinhphu.vn)

Nghệ thuật chân chính không cần sự phô trương  Khi nói về vấn đề trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của một bộ phận ca sĩ, nghệ sĩ trẻ hiện nay, Trung Anh, một nữ ca sĩ được nhiều khán giả biết đến qua những ca khúc trữ tình như Miền Trung nhớ Bác, Mùa xuân làng lúa làng hoa…, chia sẻ: Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một chuẩn mực thẩm mĩ riêng, phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước mình. Ở phương Tây, “chuyện mặc” của ca sĩ, nghệ sĩ tương đối thoáng, thoải mái. Tuy nhiên, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam việc ăn mặc quá đà là không nên. “Ở góc độ một ca sĩ, tôi cho rằng không nhất thiết cứ phải phô trương hình thể bằng cách mặc quá mỏng hoặc quá ngắn là đẹp”, ca sĩ nói.Ca sĩ Trung Anh cũng cho rằng trang phục góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên hiệu ứng cho tiết mục biểu diễn, nhưng  không phải bộ trang phục nào thể hiện xu hướng thời trang đang  thịnh hành trên thế giới cũng phù hợp ở Việt Nam.Theo Trung Anh, khi ca sĩ, nghệ sĩ vi phạm, thì các nhà quản lý cần phải quyết liệt xử lý, có thể cấm ca sĩ biểu diễn một thời gian và phạt hành chính thật nặng.  “Vấn nạn hát nhép của các ca sĩ không phải bây giờ mới bị lên án, chỉ trích, mà từ rất nhiều năm nay, công chúng đã lên tiếng về cách làm nghệ thuật dối trá của một số người. Nhiều chương trình khi tổng duyệt, các ca sĩ hát thật, nhưng khi biểu diễn thì lại hát nhép. Điều này khó chấp nhận được trong các chương trình hát đơn và hát trực tiếp trước khán giả”, ca sĩ Trung Anh nêu quan điểm.Theo ca sĩ Trung Anh, mỗi một ca sĩ, nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu đều phải ý thức được rằng mình mang đến cho công chúng những giá trị thẩm mĩ cả về âm nhạc lẫn trang phục. Nhu cầu của khán giả bây giờ là nghe và xem, do đó mặc trang phục đẹp, lịch sự; hát bằng sức của mình chính là tôn trọng bản thân và khán giả. Ca sĩ Tấn Minh Chia sẻ quan điểm này, ca sĩ Tấn Minh cho rằng việc các ca sĩ ăn mặc hở hang, phản cảm hay hát nhép… là vấn đề đã được bàn đến từ lâu, nhưng dường như đến nay tình trạng này vẫn tồn tại và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ca sĩ lên sân khấu cố tình vi phạm các quy định về trang phục biểu diễn là nhằm đạt được mục đích cá nhân chứ không phải biểu diễn nghệ thuật vì công chúng. Khi không biết tôn trọng khán giả, coi khán giả là “thượng đế” thì việc vi phạm các quy chuẩn thẩm mĩ trong chuyện “mặc” và “hát” là điều khó tránh khỏi. “Hãy tôn trọng khán giả, cũng là tôn trọng mình. Vì nghệ thuật chân chính không nằm ở những bộ quần áo biết khoe cơ thể”, Tấn Minh nói.Cùng với việc cho rằng bản thân các nghệ sĩ phải tự coi trọng vấn đề trang phục, chuyên môn để thể hiện sự tôn trọng với công chúng, ca sĩ Tấn Minh cho rằng, cần có thêm trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà tổ chức chương trình bởi hiện nay thường trong các buổi tổng duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc mới chỉ chú trọng thẩm định, kiểm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt các trang phục phản cảm lên sân khấu.Theo đề xuất của ca sĩ Tấn Minh, nếu cần thiết phải thành lập cả Ban thẩm định về trang phục, mời những chuyên gia thời trang cao cấp để kiểm duyệt, định hướng trang phục phù hợp với nội dung bài hát và mục đích biểu diễn. Trang phục cũng phải được coi như vấn đề chuyên môn. Đồng quan điểm với ca sĩ Trung Anh về việc xử lý nghiêm các ca sĩ, nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm, hở hang, tuy nhiên ca sĩ Tấn Minh nhấn mạnh thêm, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, hình thức cấm biểu diễn vĩnh viễn cũng không phải là quá cao.Trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt Nhạc sĩ Xuân Thủy Là một người làm nghệ thuật, nhưng lại gắn bó với môi trường quân đội nên nhạc sĩ Xuân Thủy – Trung tá, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội rất coi trọng văn hóa và đạo đức của một người nghệ sĩ. Theo quan điểm của nhạc sĩ, để hạn chế tiêu cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nếu chỉ đơn thuần giải quyết bằng các chế tài, bằng việc xử phạt thì chưa đủ mà cần phải có sự giáo dục về văn hóa, nhận thức với các nghệ sĩ. Đặc biệt là sự tự nhận thức của bản thân nghệ sĩ.Nói về hiện tượng hát nhép đang diễn ra hiện nay, nhạc sĩ Xuân Thủy cho biết trong các sô diễn nước ngoài, nhiều nghệ sĩ phải biểu diễn trong 3 – 4 giờ liên tục hay một số chương trình truyền hình trực tiếp, để đảm bảo chất lượng chương trình hoặc chất lượng phát sóng thì người tham gia biểu diễn vẫn có thể được hát nhép. Tuy nhiên việc một bộ phận nghệ sĩ Việt Nam vì chạy theo lợi nhuận, tham gia quá nhiều sô diễn, nhiều nơi trong một thời gian ngắn, giọng hát không đảm bảo nên phải hát nhép lại là điều không thể chấp nhận được. Do đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp. Ca sĩ Ánh Tuyết Là một ca sĩ "gạo cội" trong làng nhạc Việt, khi nói về văn hóa ăn mặc và trách nhiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ hiện nay, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: "Nghệ sĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một đất nước, người nghệ sĩ chân chính giúp con người sống đẹp hơn, nhân bản hơn, họ đóng góp nhiều trong công việc xây dựng xã hội và nâng cao thị hiếu nghệ thuật. Khi hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, người nghệ sĩ sẽ thận trọng hơn trong cách ứng xử, biểu diễn, cách ăn mặc bởi đó chính là những phương tiện truyền tải thông điệp nghệ thuật đến với công chúng".Theo ca sĩ Ánh Tuyết, trong nghệ thuật có sự sàng lọc rất khắc nghiệt. Những tinh hoa luôn tồn tại và bền vững. Chúng ta cũng đừng quên là công chúng, những người thưởng thức nghệ thuật có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc. Họ sẽ loại trừ những bất cập và tiêu cực. Bởi thế, chúng ta có nên gọi những người không vì nghệ thuật như thế là nghệ sĩ không? Ca sĩ Quang Dũng Ca sĩ Quang Dũng, một trong những ca sĩ luôn xuất hiện trước khán giả với một hình ảnh đẹp, chỉn chu. Theo Quang Dũng, nghệ sĩ là người trực tiếp đưa văn hóa đến với công chúng, do đó việc phổ biến hình ảnh hay phát ngôn cần phải có sự suy xét cẩn trọng. Thời gian qua đã xuất hiện không ít những phát ngôn gây sốc, những kiểu ăn mặc phản cảm và có cả những scandal được cố tình tạo ra. Về vấn đề này, rất cần cơ quan chức năng có biện pháp cảnh báo.Tuy nhiên, ca sĩ Quang Dũng cho rằng, chuyện mặc của ca sĩ còn nằm ở ý thức cá nhân. Với những trường hợp ăn mặc không theo chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội thì cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, khi bị chạm vào sự tự ái cá nhân có thể họ sẽ tự ý thức, tự nhìn lại mình để sửa đổi. Để tránh, giảm thiểu những vi phạm về trang phục biểu diễn, các quy định về chuyên môn của một bộ phận nghệ sĩ trẻ, ngoài việc các nghệ sĩ, ca sĩ phải tự nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, theo ý kiến của ca sĩ Ánh Tuyết và Quang Dũng, trước tiên các cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp nhắc nhở thường xuyên, bên cạnh đó cũng cần có chiến lược, phương thức quản lý theo hướng bền vững, lâu dài. Làm sao để “chân, thiện, mĩ” được thăng hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm chung với xã hội, như thế sẽ đồng bộ hơn.(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm