Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Thứ ba, 19/05/2020 - 21:56
(Thanh tra)- Ngày 20/3/2019, Bộ Tài chính ban hành Dự thảo Thông tư về việc quản lý tiền công đức không còn quy định số hòm công đức tối đa ở một di tích; nhưng tổ chức, cá nhân quản lý di tích phải quyết toán tiền công đức hằng năm, không được trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.
Ảnh minh họa: Trà Vân
Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc quản lý thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho các di tích thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng.
Dự thảo quy định nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch; không quy định mức bình quân, không quy định mức tối thiểu trong dâng cúng, công đức, tài trợ; không lợi dụng việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.
Về việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội được tổ chức gắn với di tích, dự thảo thông tư quy định đơn vị tổ chức lễ hội và cơ quan, đơn vị quản lý di tích cần có văn bản thỏa thuận rõ về việc phân chia các khoản thu, chi có gắn với di tích trong thời gian tổ chức lễ hội.
Dự thảo cũng quy định cụ thể những khoản được chi trong tổ chức lễ hội như: Hoạt động của ban tổ chức lễ hội; bồi dưỡng cho những người được trưng tập, ban tổ chức lễ hội, phục vụ trực tiếp các hoạt động của di tích vào các dịp lễ hội; công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá lễ hội, di tích; trang trí khánh tiết; chương trình nghệ thuật…
Về quản lý tiền, tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ cho di tích, dự thảo thông tư quy định tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di tích phải thành lập tổ tiếp nhận dâng cúng, công đức, tài trợ.
Để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tổ tiếp nhận có trách nhiệm định kỳ hằng năm công bố thông tin công khai về việc tiếp nhận các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ; cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Một điểm đáng chú ý là trước đấy một số ý kiến nêu ra cần quy định về số hòm công đức tối đa được phép đặt ở một di tích, nhưng Dự thảo Thông tư này chỉ quy định tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm bố trí đặt hòm công đức hợp lý trong các di tích, thuận tiện cho việc công đức mà không quy định số lượng giới hạn cụ thể.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di tích phải có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý tiền dâng cúng, công đức, tài trợ; mở sổ theo dõi thu, nộp tiền và tài sản công đức; quản lý, sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ theo đúng quy định; thực hiện quyết toán hàng năm; công bố công khai, minh bạch việc thu, quản lý, sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ; cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Riêng với các khoản công đức bằng hiện vật như: Kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích phải bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá. Số tiền thu được được ghi nhận như đối với khoản công đức bằng tiền.
Ngoài ra, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích có thể tiếp nhận tài trợ các hiện vật khác như công trình xây dựng cơ bản, thiết bị, máy móc; đất đai… hay các khoản phi vật chất như ngày công lao động đều phải ghi vào sổ công đức.
Còn về việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội, tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính cũng nêu rõ đơn vị tổ chức lễ hội xây dựng phương án thu chi tài chính theo nguyên tắc tiền công đức là tự nguyện, công khai, minh bạch khoản các công đức và không được tiếp nhận khoản công đức có mục tiêu…
Khi gửi hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội, đơn vị tổ chức lễ hội phải gửi kèm cả phương án thu chi tài chính đến các cơ quan quản lý Nhà nước để được xem xét, chấp thuận theo quy định.
Việc sử dụng tiền, tài sản công đức cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội gồm hoạt động của Ban tổ chức lễ hội; công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá lễ hội, di tích; trang trí khánh tiết, lắp đặt biển quảng bá và hướng dẫn khu vực lễ hội…
Còn về việc quản lý tiền, tài sản công đức cho di tích, cũng theo Bộ Tài chính, cơ quan, đơn vị quản lý di tích phải thành lập tổ tiếp nhận các khoản công đức. Hàng năm, các khoản công đức phải được tổ tiếp nhận công bố thông tin công khai theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Tiền công đức được bồi dưỡng cho những người được trưng tập, phục vụ trực tiếp các hoạt động của di tích; công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại di tích; chi phí hương hoa, lễ vật, phẩm vật, đèn nhang dâng cúng hàng ngày tại di tích…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà