Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thái Bình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023

Trọng Tài

Thứ bảy, 04/02/2023 - 10:56

(Thanh tra) - Tối ngày 3/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã diễn ra khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải khởi trống khai hội. Ảnh: Thành Tâm

Lễ hội đền Trần Thái Bình tại Di tích Quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần là hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo sẽ đất nước, mang đậm giá trị nhân văn, dấu ấn văn hóa, có ý nghĩa lịch sử lớn lao, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng - Hưng Hà.

Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần, nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử, gắn chặt với triều đại nhà Trần, là nơi gia tộc nhà Trần dấy nghiệp, cũng là thời yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần.

Lễ hội đền Trần đã được khôi phục và duy trì vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch hàng năm theo đúng định lệ cổ truyền với nhiều lễ thức cổ truyền mang đậm tính nhân văn cùng những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống có cội nguồn từ thời Trần như tục thi cỗ cá, tục rước nước, tục đấu gậy cùng nhiều mỹ tục khác đã được duy trì nghiêm cẩn và bền vững.

Tại lễ khai mạc, đông đảo nhân dân địa phương, du khách thập phương đã được theo dõi chương trình nghệ thuật đặc sắc "Hào khí Đông A".

Các đại biểu theo dõi màn trình diễn thư pháp. Ảnh: Thành Tâm

Chương trình được dàn dựng công phu, gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề “Âm vang Thái Bình” gồm các ca khúc viết về Thái Bình, về Đảng và Bác Hồ; phần 2 với chủ đề “Khát vọng mùa Xuân - bừng sáng tương lai” bao gồm các màn nghệ thuật sôi động với các ca khúc về Tết, mùa Xuân và đất nước.

Phát biểu khai mạc lễ hội đền Trần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng, Trưởng ban Tổ chức lễ hội khẳng định: Tự hào là quê hương nhà Trần, từ nhiều thập kỷ qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã chú trọng triển khai các hoạt động thiết thực để tôn vinh những giá trị đặc biệt của các di sản văn hóa thời Trần trên quê hương; đồng thời, tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế của lễ hội, đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân.

Việc tổ chức lễ hội đền Trần thường niên sẽ nhân lên những giá trị lịch sử, tạo ra sức bật mới, góp phần xây dựng quê hương Thái Bình ngày thêm xứng tầm với truyền thống, ngang tầm với thời đại.

Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, của triều đại nhà Trần võ công oanh liệt, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh văn hóa, con người để Thái Bình phát triển nhanh, bền vững…

Màn biểu diễn nghệ thuật sống động tại lễ khai mạc. Ảnh: Thành Tâm

“Lịch sử đã chọn vùng đất Hưng Hà - Thái Bình địa linh nhân kiệt, nơi phát tích dựng nghiệp của nhà Trần; vì vậy, Khu Di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần tại Hưng Hà, Thái Bình có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam - nơi hội tụ những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa vô cùng quý giá. Điều đó, cần được chúng ta trân trọng, giữ gìn và phát huy, trở thành bản sắc văn hóa, niềm tự hào của dân tộc; trở thành một địa chỉ giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam, điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa tâm linh ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo đồng bào, du khách của cả nước và bạn bè quốc tế” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh.

Trước lễ khai mạc, các đại biểu đã dự lễ bái yết tại sân tòa trung tế đền Vua và theo dõi màn trình diễn thư pháp 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông: "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà thiên cổ điện kim âu".

Năm 2023 là năm đầu tiên lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh, được diễn ra trong 5 ngày (từ 13 đến 17 tháng Giêng Âm lịch).

Dưới sự chủ trì và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, lễ hội đền Trần năm nay sẽ được tổ chức quy mô hơn, chu đáo, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình.

Phần lễ gồm có các hoạt động như dâng hương tại lăng mộ các vua Trần; tế mở cửa đền; lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần; lễ rước thủy và rước bộ; lễ bái yết; trình diễn thư pháp hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông.

Phần hội diễn ra với các nội dung như thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm