Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tái hiện Lễ chào cờ lịch sử trong Ngày Giải phóng Thủ đô

Chủ nhật, 06/10/2019 - 15:21

Sáng 10/10/1954, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có những người con của Hà Nội thuộc Trung đoàn Thủ đô từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô trong sự đón chào của hàng vạn người dân.

Tái hiện "Lễ chào cờ lịch sử" Ngày giải phóng thủ đô. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Ngày 6/10, tại sân Đoan Môn thuộc Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tái hiện Lễ chào cờ lịch sử trong Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Tới dự buổi lễ có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, các nhân chứng lịch sử, gia đình nhân chứng lịch sử cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.

Trước khi diễn ra Lễ chào cờ lịch sử là hoạt động tái hiện đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô cùng sự hân hoan chào đón của người dân Hà Nội. Khi tiếng nhạc Quốc ca vang lên, tất cả đều hướng lên màn hình lớn với hình ảnh lá cờ tung bay trên đỉnh cột cờ Hà Nội và những hình ảnh lễ chào cờ ngày 10/10/1954.

Trong giây phút đó, không ít nhân chứng lịch sử, những người từng tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô không giấu được sự xúc động. Chương trình nghệ thuật “Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử” được tiếp nối với những ca khúc hào hùng ca ngợi tinh thần anh dũng của các chiến sĩ giải phóng quân, niềm vui của người dân Hà Nội trong ngày giải phóng.

65 năm trước, đúng 8 giờ sáng 10/10/1954, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có những người con của Hà Nội thuộc Trung đoàn Thủ đô từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô trong cờ hoa đón chào của hàng vạn người dân.

Chỉ 7 tiếng đồng hồ sau, lúc 15 giờ, trong không khí tưng bừng của ngày đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra tại sân Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long (khi đó còn gọi là sân Cột Cờ). Đó là Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức.

Như vậy, sau 9 năm kháng chiến, lá cờ đỏ sao vàng lại được chính thức kéo lên tại Cột cờ Hà Nội. Khi tiếng còi Nhà hát thành phố nổi lên, các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và hàng trăm nghìn người dân Hà Nội đã trang nghiêm dự lễ chào lá cờ thiêng liêng của Tổ Quốc.

Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột Cờ cổ kính. Cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, biết ơn Đảng và Bác Hồ. Tại lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Tại buổi tái hiện Lễ chào cờ lịch sử, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định, ngày 10/10/1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới vẻ vang trong lịch sử Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.

Theo đồng chí Ngô Văn Quý, đây là dịp để ôn lại truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.

Lễ chào cờ lịch sử là một trong các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Ký ức mùa thu” kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình tái hiện những ngày Tháng Mười lịch sử của Thủ đô Hà Nội qua nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa.

Bên cạnh Lễ chào cờ lịch sử, chương trình giao lưu với các nhân chứng, nhà sử học mang đến cho mọi người những cảm xúc về Ngày Giải phóng Thủ đô 65 năm trước. Ban tổ chức cũng ra mắt cuốn sách ảnh về Ngày Giải phóng Thủ đô "Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về" do nhà sử học Dương Trung Quốc chủ biên.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, triển lãm trưng bày "Hà Nội mùa thu năm ấy" mở cửa đón công chúng Thủ đô và du khách trong, ngoài nước đến tìm hiểu về Ngày Giải phóng Thủ đô.

Với ba chủ đề chính: Ra đi giữ trọn lời thề, Hà Nội ngày trở về và Xây dựng cuộc sống mới, triển lãm giới thiệu hơn 200 tư liệu, hiện vật, hình ảnh khắc họa lại hành trình quân và dân Thủ đô kháng chiến chống Pháp và niềm vui trong những ngày giải phóng Hà Nội cũng như những nỗ lực xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển hiện đại. Sự kiện này diễn ra đến hết ngày 25/12./.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật "Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử". (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm