Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trung Hiếu
Thứ năm, 11/11/2021 - 17:14
(Thanh tra) - Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Cổ truyền của dân tộc Mông. Những gia đình người Mông ở các xã Chiềng Khừa, Tân Lập, Lóng Sập, Phiềng Luông, Đông Sang, thị trấn Nông trường Mộc Châu… tất bật chuẩn bị đón năm mới.
Trang phục phụ nữ dân tộc Mông. Ảnh: Trung Hiếu
Chị em phụ nữ tập trung theo nhóm theo tổ chuyện trò vui vẻ bên bó lanh, khung dệt. Ngoài sân, cánh đàn ông hì hụi bên bếp lò rực lửa, tiếng búa nện xuống cối đe chát chúa xua đi cái rét tháng Chạp nơi đại ngàn. Họ rèn dao mới, cuốc mới chuẩn bị vào vụ xuân hè. Trên sân nhà văn hóa, tốp thanh thiếu niên đang luyện Tu lu, ném pao, đẩy gậy. Tối, đội văn nghệ tập múa, hát, thổi khèn.
Ông Thào A Tòng, triệu phú bản Xa Lú, xã Chiềng Khừa nói vui: Với người Mông, nghề rèn chỉ dành cho đàn ông. Nghề xe lanh dệt vải thì dành cho phụ nữ. Cái hạt ngô làm nên mèn mén nuôi sống con người, còn hạt cây lanh thì làm nên cái sợi, dệt nên cái áo, cái váy, tấm vải để mặc. Ơn Đảng, Chính phủ, bây giờ đời sống kinh tế của người Mông Chiềng Khừa đã khấm khá. Nhà nào cũng có của ăn của để nên ngày tết người dân không phải lo cái ăn như trước, nhưng cái mặc thì phải sắm đủ đồ mới, đẹp cho mọi người trong nhà để đi chơi xuân, chơi tết. Tập tục của người Mông là thế. Trang phục của dân tộc mình phải giữ lấy, bảo tồn, tự hào về bản sắc của dân tộc mình.
Bà Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông có trên 14.071 người, chiếm gần 13% dân số toàn huyện gồm 3 ngành chủ yếu là Mông trắng (Mông đơ), Mông đen (Mông đu), Mông hoa (Mông lềnh). Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt là trang phục được người dân tộc Mông bảo tồn khá tốt, nhất là trang phục nữ. Ngày nay, phụ nữ người Mông vẫn trồng lanh lấy sợi, thêu, dệt vải thổ cẩm, sử dụng máy khâu may váy áo, in sáp ong tạo hoa văn trên trang phục.
Người dân tộc Mông rất có ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình, đặc biệt là trang phục, ngôn ngữ và kết cấu nhà ở. Do bảo tồn được bản sắc của trang phục dân tộc nên trong các lễ hội dù lớn hay nhỏ, dù đông người bao nhiêu thì người Mông cũng không thể lẫn với dân tộc khác. Người dân tộc Mông rất tự hào về bản sắc của dân tộc mình và cho rằng: Bản sắc văn hóa nói chung, trang phục và ngôn ngữ nói riêng mà mỗi người Mông sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp là “tấm thẻ căn cước” của dân tộc Mông.
Dưới đây là một số hình ảnh về đời sống, sinh hoạt tinh thần thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông huyện Mộc Châu:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý