Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Hòa
Thứ sáu, 12/11/2021 - 17:51
(Thanh tra) - Lễ cúng trưởng thành là một tập tục văn hóa độc đáo lâu đời của đồng bào Êđê ở Phú Yên. Bất cứ chàng trai, cô gái Êđê nào ở độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi đều phải có lễ cúng trưởng thành. Theo quan niệm của người người Êđê, nếu trong một đời người mà không thực hiện nghi lễ này, thì bản thân người đó và cả dòng họ sẽ mắc nợ thần linh.
Nghi thức cúng thần linh trong lễ cúng trưởng thành của người Êđê. Ảnh: Thanh Hòa
Người Êđê hiện nay sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau của tỉnh Phú Yên, nhưng nhiều nhất là ở 2 huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hòa.
Người Êđê ở Phú Yên theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Hệ thống thần linh người Êđê ở Phú Yên quan niệm ở 3 thế giới: Trên trời, dưới đất và những thần trong khoảng không giữa đất và trời (thần ánh sáng: mặt trời, mặt trăng, thần thời tiết...). Vì vậy, trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất, người Êđê ở Phú Yên đã tiến hành các lễ nghi nông nghiệp tương ứng (từ khi gieo hạt đến ngày thu hoạch), cũng như các nghi lễ vòng đời người, cầu mong sức khỏe và tuổi thọ. Nghi lễ vòng đời bao gồm: Lễ cúng đặt tên, lễ cúng thổi tai, lễ cúng trưởng thành, lễ hỏi chồng, lễ bắt chồng, lễ tiễn đưa, lễ bỏ mả...
Lễ cúng trưởng thành của người Êđê có ý nghĩa cầu nguyện các đấng thần linh che chở, phù hộ cho chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành có nhiều sức khỏe, không ốm đau, bệnh tật, làm nương rẫy, gùi củi và dệt vải giỏi giang.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, già làng Niê Hơ Đăm, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cho biết: Lễ cúng trưởng thành của người Êđê là một tập quán xã hội, trở thành nét văn hóa ăn sâu vào đời sống đồng bào nơi đây. Theo đó, bất cứ chàng trai, cô gái Êđê nào bước vào độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi đều phải có lễ cúng trưởng thành kết hợp với lễ cúng sức khoẻ (Yang-met awa). Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, được tổ chức vào thời điểm có đủ lễ vật.
Để tổ chức lễ cúng trưởng thành, người Êđê ở Phú Yên phải chuẩn bị trong một thời gian dài như sửa chữa nhà cửa, ủ rượu ché, chọn heo đực thiến... và mời thầy cúng. Trong nhà sàn chuẩn bị sẵn dàn chiêng 5, 1 cồng và 1 trống lớn. Lễ cúng trưởng thành của người đàn ông Êđê đã có vợ hoặc chưa có vợ đều được thực hiện trong 5 ngày với các nghi lễ tương tự, chỉ khác ở chi tiết người đàn ông Êđê đã có vợ có thêm nghi lễ thầy cúng đưa người được cúng về nhà vợ vào buổi chiều ngày cúng thứ ba.
Theo ông Niê Hơ Đăm, người Êđê quan niệm: Nếu trong một đời người mà không thực hiện được các nghi lễ này thì bản thân người đó và cả dòng họ anh em, họ hàng người đó sẽ mắc nợ thần linh, dù người đó chết đi thì người thân gia đình vẫn phải cúng để tạ thần linh.
Lễ được tổ chức to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Theo thông lệ, tất cả mọi người trong buôn sẽ cùng tới chung vui với gia đình có con đến tuổi trưởng thành. Đối với con trai thì cúng 3 lần, gồm: Lễ cúng rượu 3, rượu 5 và rượu 7; còn đối với con gái thường được dừng lại ở lễ cúng rượu 3. Lễ cúng bắt đầu bằng nghi thức rửa mặt ngoài bến nước của buôn làng.
Từ sáng sớm, người được cúng lễ trưởng thành phải đi ra bến nước của buôn mình với trang phục truyền thống. Khi đến bến nước chàng trai, cô gái rửa mặt trước sự chứng giám của trời đất và thần bến nước cùng sự hiện diện của bà con trong buôn. Khi đã gội đầu xong, chàng trai, cô gái hứng nước đầy vào quả bầu mang về làm lễ cúng Yang (trời). Việc làm này có ý nghĩa là tẩy rửa sạch tội của người đó trong quá khứ.
Vào năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL công nhận “Lễ cúng trưởng thành của người Êđê” tại 2 huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hòa, Phú Yên là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đến ngày 23/11/2018, UBND tỉnh Phú Yên, đã vinh dự đón nhận Bằng Công nhận lễ cúng trưởng thành của người Êđê là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cúng trưởng thành của người Êđê ở Phú Yên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự lớn đối với người Êđê ở Phú Yên mà sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Phú Yên đến với mọi người dân. Qua đó, giúp mọi người hiểu về những giá trị văn hóa cội nguồn, cùng nhau góp sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà