Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người "đo ni, đóng giầy" cho "nàng Kiều" vào Xuân

Thứ hai, 27/01/2014 - 08:51

(Thanh tra)- Nếu như hơn 300 năm trước cụ Nguyễn Du dùng hình ảnh cây chi mai để ẩn dụ cho vẻ đẹp của nàng Kiều, thì thời nay nghệ nhân cây cảnh Đỗ Văn Lan được ví như người đã gần 30 năm "đo ni, đóng giầy" cho "nàng Kiều" vào Xuân.

Hoa chi mai đẹp lạ thường vào mùa Xuân. Ảnh: Hữu Oanh

“"Đau nhất” là nhiều người Hà Nội không biết cây chi mai là cây gì"! Nghệ nhân cây cảnh Đỗ Văn Lan (làng Nhật Tân, quận Tây Hồ) mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một câu than vãn. Vừa nói, ông vừa trau chuốt từng cành lá của cây chi mai bon sai như an ủi. Đây là một trong số hàng nghìn cây chi mai mà người nghệ nhân gần 30 năm kinh nghiệm này sẽ đưa vào phục vụ người chơi vào dịp Tết Nguyên đán.

Lý do khiến người nghệ nhân thốt lên câu nói đó là, từ lâu đời nay, chi mai là văn hóa chơi cây đặc sắc, đặc trưng nhất của người miền Bắc trong mỗi dịp Tết Nguyên đán. Gốc là chi mai cũng chính là ở miền Bắc (tính từ Thanh Hóa trở ra), mà chỉ có thời tiết 4 mùa đặc trưng ở khu vực này mới trồng được (trừ các kĩ thuật hiện đại chưa tính tới). Trong các bức hoành phi câu đối của người Việt xưa thì hình ảnh xuất hiện nhiều cũng chính là cây chi mai. Thực tế, chỉ có số ít người Hà Nội biết nếu chơi thì giới thiệu cho con cháu thì con cháu mới biết. Vì vậy, đa phần giới trẻ Hà Nội không biết đến loài cây và thú chơi này. Với sự mở rộng địa giới hành chính mới thì tỷ lệ người Hà Nội biết và chơi chi mai lại càng thu hẹp lại. Nghệ nhân Đỗ Văn Lan bên chậu chi mai ưa thích. Ảnh: Hữu Oanh

Theo nghệ nhân, cách đây hơn 300 năm, cụ Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều bằng chính hình ảnh của cây chi mai của miền Bắc: "Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân/Mai cốt cách tuyết tinh thần/Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Trong chuẩn của bộ tứ quý: Tùng - cúc - trúc - mai thì tùng chính là tùng la hán, trúc chính là trúc quân tử, cúc chính là cúc mốc và mai phải là cây chi mai.

Bằng hình ảnh ẩn dụ, cụ Nguyễn Du đã mô tả Thúy Kiều với vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của cây hoa mai. Trong tứ quý thì cùng với cây cúc, cây mai cũng là hình ảnh tượng trưng của người phụ nữ nhẹ nhàng, thanh thoát, tao nhã.

Trong thực tế đối với người chơi cây nói chung thì vẻ đẹp của hoa mai thể hiện ở cành khẳng khiu, thanh thoát đúng như cá tính của người phụ nữ. Như cây mai có thế thác đổ thì phải có cung bậc, cành lá phải theo thân chuyền từ tán nọ qua tán kia, đi theo như một cung bậc tựa như dòng thác đổ từ từ xuống mới đẹp. Còn với thế "lão mai sinh quý tử" người chơi cảm nhận được vẻ đẹp của chi mai phần nhiều là về ý nghĩa: Ý nói tuy lão mai đã già nhưng dưới để được chữ phúc, còn cháu đầy đàn đằng sau, phúc lộc may mắn...Nhành mai nhỏ theo phong cách bon sai được ưa thích trong nhiều gia đình Hà Nội vào dịp Tết. Ảnh: Hữu Oanh

Theo những người sành chơi, chi mai đẹp nhất là thời kỳ ra nụ hàn tiếu bởi lúc ấy nụ hoa đỏ như màu son, màu cờ nhưng bên ngoài đài hoa lại màu đỗ xanh, hai màu, hai vẻ đẹp tôn nhau đẹp từ lúc ấy đẹp đi. Khi nở ra thì cuống hoa bắt đầu có màu tím rồi chuyển dần trắng dần trắng dần theo từng cung bậc theo thời gian.

Một cái hay nữa ở chi mai là không rụng lá, rụng cánh hoa khi tàn, tuổi thọ hoa có thể dài từ 1,5 - 2 tháng. Đặc biệt, nếu hoa chi mai có thể nở tới 2 lần mà người chơi có thể chơi từ trước Tết đến khoảng 10 Tết, sau đó bứt hết những bông hoa to, đem ra ngoài trời để sau đó lại nảy ra một lần hoa nữa. (Điều khiến chi mai có tên gọi khác là nhị độ mai - PV).

Chơi mai có nhiều cách tùy theo tính cách của từng người. Người chơi thư thả cũng được, người chơi thanh tao thì chỉ cần một nhành mai cũng có thể gọi là cây mai nhỏ, điểm xuyết một vài bông hoa, còn người chơi xô bồ hơn thì lại thích cây mai nhiều hoa như những bông tuyết dày đặc. Đối với người làm cây lâu năm như ông Lan thì một cây mai đẹp phải thể hiện đầy đủ, cân bằng cả yếu tố âm - dương hoặc tương đối, hài hòa. Nghĩa là, cây mai có gốc dễ bền đầu tiên, sau đó mới xét đến thân, độ chia tay (tán) phải cân đối, chuẩn về khoảng cách, đường cong và đường thẳng, rồi cắt bỏ cành nào để lại cành nào để hoa đẻ ra tại nhánh cây mang vẻ đẹp hài hòa, sau đó mới đến lộc, hoa....

Văn hóa chơi mai chính là vào mùa Xuân, đây cũng là thời điểm mà chi mai nở đẹp nhất. Đây cũng chính là thời điểm mà người chơi cảm nhận được độ tương phản và cũng là vẻ đẹp đặc biệt của chi mai. Bởi, nếu như cuối Thu sang Đông, thân mai còn xanh, thì cuối Đông thân mai chuyển hẳn sang một màu đen xì như củi hun. "Tưởng chừng lúc này như một cành cây chết khô thì chỉ trong vòng hai tuần, hàng loạt nhành lộc xanh lại đâm trồi, nảy lộc, ra hoa cùng lúc một cách mạnh mẽ lạ thường. Giữa tiết trời đầu Xuân thường u ám lại nảy ra một nhành mai thật đẹp như báo hiệu thời khắc chuyển giao năm mới với sức sống tươi tắn. Từng làm hàng nghìn chậu mai nở hoa đúng Tết, nhưng mỗi lần hoa mai nở, không những nhìn, ngửi thấy mùi mà tôi còn phải sờ vào, ve ve cánh hoa trên tay để cảm nhận một cảm giác của bông hoa mai thật" - người nghệ nhân gần 30 năm kinh nghiệm tâm đắc.


Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan, chi mai đối với người Hà Nội, đặc biệt là người Hà Nội gốc, ưa dùng sập, gụ, tủ chè thì đây chính là cây trang trí ưa thích và phù hợp nhất trong ngày Tết. Nét đẹp này còn lôi cuốn không chỉ với lớp người già mà còn với cả lớp người trẻ.


Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm