Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/03/2011 - 05:44
Trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc lần thứ XI, khu vực phía nam, vừa diễn ra tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), Hội Nhạc sĩ VN đã tổ chức hội thảo “Tính dân tộc và tính hiện đại trong sáng tác và biểu diễn âm nhạc hiện nay”. Câu chuyện mới mà cũ này càng nói, càng thấy bề bộn.
Nhà hát tuồng Đào Tấn, tỉnh Bình Định biểu diễn mở màn cho liên hoan âm nhạc.Ảnh: Anh Thư
Trong phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN Trần Long Ẩn đã nhắc tới câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cái gì cũ mà tốt thì giữ gìn, cái gì mới mà hay thì làm theo”, nhằm lưu ý một thái độ ứng xử đúng mực trong việc tiếp nhận và sáng tạo, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. “Hiện nay, tại các trung tâm âm nhạc lớn, trong đó có TP.Hồ Chí Minh đang thịnh hành tâm lý vọng ngoại cực đoan, khuynh hướng coi thường những đặc tính riêng biệt, những cái làm tinh thần, hồn cốt của dân tộc, xem việc thể hiện bản sắc riêng như một cản trở cho cố gắng làm ra những tác phẩm hay, có tầm vóc nhân loại” - báo cáo đề dẫn phê phán.
Nhạc sĩ Cát Vận trong tham luận, nhắc tới khái niệm “nhà soạn nhạc computer” để nói tới tình trạng lạm dụng kỹ thuật số dễ dãi, rập khuôn, máy móc kiểu sản xuất hàng loạt.
Dẫn ra hàng loạt “bệnh tình” trong đời sống âm nhạc hiện nay như những bài hát lổn nhổn tiếng nước ngoài; những lối diễn đạt lai căng, ngô ngọng; những gầm rú, hú hét, co giật, vật vã, lăn lộn - GS Ca Lê Thuần báo động thách thức đến từ “văn hóa đại chúng”. Ông Thuần giải thích: “Văn hóa đại chúng là sáng tác đánh vào bản năng lớp trẻ, vốn chưa đủ công phu hàm dưỡng để đề kháng những ảnh hưởng bất lợi” và cảnh báo “đấy là thứ “văn hóa” không bản sắc, không quê hương và vì thế, không cả cơ hội có “hộ chiếu” để đến với bất kỳ nền văn hóa nào khác”.
Từ công việc của một người làm truyền hình, nhạc sĩ Thái Nghĩa (Đà Nẵng) lý giải sự tồn tại của nhiều chương trình mai một bản sắc văn hóa dân tộc được phát trên sóng bằng vai trò chi phối của nhà tài trợ: “Pha trộn, thập cẩm như một nồi lẩu, ai cũng thấy, nhưng buộc phải chấp nhận. Sự nhân nhượng, chiều nịnh áp lực tài trợ đánh mất hình ảnh chương trình đã đành, nguy hại hơn, nó còn làm hỏng một bộ phận công chúng”. Phạm Cao Đạt (Chi hội Nhạc sĩ Kon Tum) thì nói ông “đau” trước thực tế mắt thấy tai nghe là di sản văn hóa Tây Nguyên bị đối xử bất công ở ngay sự kiện tôn vinh nó...
“Điện tử hóa từ sáng tác đến biểu diễn là một nguy cơ có thật. Ở khắp nơi, nhạc cụ dân tộc bị thay thế bằng thiết bị điện tử, bằng kỹ thuật mã hóa âm thanh với vai trò sinh sát của đội ngũ những người làm nhạc nền, vốn vẫn được giới thiệu đầy lạm dụng là người phối khí”- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN Đỗ Hồng Quân - thừa nhận cuối buổi hội thảo. Ông Quân nói, chính sự dễ dãi, “cho qua” hành vi xâm hại quyền tác giả nói trên từ những người làm nghệ thuật đích thực đã góp phần xóa nhòa ranh giới giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư, giữa ý thức sáng tạo nghiêm cẩn và sự bừa bãi, tự phát, khiến vàng lẫn lộn với thau.
(LĐO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình