Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trung Hà
Thứ tư, 18/12/2024 - 19:55
(Thanh tra) - Mới đây, với những giá trị lịch sử, văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3990/QĐ-BVHTTDL đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng tục “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” đêm giao thừa làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghi lễ tế Thánh – Ông xông đền cùng đoàn tế nam quan vào thời khắc giao thừa đón năm mới. Ảnh: Nguyễn Xuân Cao
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cao, Trưởng phòng Nghiên cứu, sưu tầm Bảo tàng tỉnh Nam Định, làng Kẻ Gạo, tên chữ là Cảo Linh, sau đổi thành Quả Linh là một làng Việt cổ được hình thành từ thời Vua Hùng, gắn liền với sự tích 18 dòng họ về khai điền lập ấp. Làng Gạo còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tín ngưỡng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc… Trong đó, tục “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” vào đêm giao thừa là nét độc đáo riêng biệt của văn hóa làng - làng Gạo.
Trong ngày chạp tổ, chạp đền, chạp điện diễn ra vào ngày rằm tháng Chạp hằng năm, dân làng cùng nhau chọn cử người đủ tiêu chuẩn để mở cửa đền, cửa điện, cửa nhà thờ họ đêm giao thừa. Người được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Tuổi cao, sức khỏe tốt, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc, gương mẫu trong xóm làng và gia đình không có khăn xám (không còn chịu tang).
Tối 30 Tết, anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè cùng nhau sang nhà người được mở xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ chuẩn bị mọi việc cho lễ rước. Các lễ vật được chuẩn bị kỹ, bao gồm: Hương, hoa, quả, gà, xôi, chè, rượu, cây vàng cây bạc, câu đối đỏ… nhằm bày tỏ lòng thành kính của Nhân dân đối với trời đất, Thành hoàng và tổ tiên.
Khoảng 23h đêm 30 Tết, đám rước bắt đầu. Cả làng có tới 20 đoàn rước, đi đầu là đoàn rước xông đền, xông điện, rồi lần lượt đến đoàn rước xông nhà thờ họ. Đi đầu mỗi đoàn rước là người rước đuốc, cờ, chiêng, trống, nhang án… Người xông đền, xông điện vận lễ phục áo đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn đi sau nhang án, sau nữa là đoàn tế nam quan và Nhân dân.
Giờ phút giao thừa sắp đến cũng là lúc các đoàn rước đến đền Đông, điện Đức Thánh Trần và các nhà thờ dòng họ.
Đúng thời phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tiếng trống điểm sang canh báo hiệu một năm mới bắt đầu, người xông tiến vào mở cửa với lời chúc dâng lên Thành hoàng, tổ tiên với ước nguyện một năm mới dân làng khỏe mạnh, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Tại đền Đông, điện Đức Thánh Trần, người xông cùng đội tế nam quan thực hiện nghi lễ chúc Thánh, còn các từ đường dòng họ, người xông từ đường thực hiện các nghi lễ tế tổ theo nghi thức truyền thống.
Tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà là phong tục dân gian truyền thống được Nhân dân duy trì, gìn giữ nguyên bản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mùa Xuân mới đã về, sắc Xuân chan hòa, ấm áp tràn khắp nơi nơi. Mọi người, mọi nhà được bên nhau, sum họp cùng vui Tết cổ truyền của dân tộc, đón một mùa Xuân trong yên bình, hạnh phúc. Mỗi khi Xuân về, bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh lại nô nức, rộn ràng đón Tết với những bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình…
Trọng Tài
(Thanh tra) - Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 21 và 22/1/2025, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trần Kiên
PV
Kim Thành - Đình Tuệ
Hải Hà
Trọng Tài
Vũ Linh - Minh Trâm
Trần Kiên
Hải Hiếu
Văn Thanh
Trần Quý
Lý Nam
Kim Thành
Hương Trà
Cảnh Nhật
Lê Hữu Chính