Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làng nghề may cờ Tổ quốc: Lòng đam mê và tự hào dân tộc

Chính Bình

Chủ nhật, 01/09/2024 - 19:14

(Thanh tra) - Khi nhắc tới lá cờ Tổ quốc và được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay mỗi người dân Việt Nam đều cảm thấy vinh dự và tự hào. Lá cờ đỏ sao vàng luôn xuất hiện trong những dấu mốc, bước ngoặt của lịch sử, biểu trưng cho chủ quyền dân tộc Việt Nam.

Làng nghề may cờ Tổ quốc tại thôn Từ Vân, Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: CB

Những dịp lễ, Tết của dân tộc, các cơ quan, công sở, các hộ dân lại ý thức được rằng việc treo cờ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào của mỗi công dân Việt Nam, biểu tượng của tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh. Đó còn là sự thể hiện lòng tri ân của người dân đối với sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha, anh trong công cuộc đấu tranh giành độc lâp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, việc treo cờ Tổ quốc hầu như đã trở thành nền nếp, vào mỗi dịp lễ lớn hay ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Các địa phương trên khắp cả nước đều treo cờ Tổ quốc tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi. Nhìn những lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước gió như gợi lên niềm tự hào về một dân tộc anh hùng với chiều dài bốn nghìn năm lịch sử, qua đó để mỗi chúng ta thấy được ý thức trách nhiệm của mình cần phải ra sức học tập, lao động, sản xuất để giữ vững thành quả đó.

Lá cờ đỏ sao vàng ý nghĩa, thiêng liêng và luôn là niềm tự hào của người dân đất Việt, nhưng ít ai biết được nơi sản xuất những lá cờ đỏ của Tổ quốc ở đâu và cảm xúc đặc biệt của những người trực tiếp làm ra những lá cờ như thế nào.

Thường Tín, mảnh đất danh hương nơi truyền thống, mảnh đất trăm nghề, trong đó có thôn Từ Vân thuộc xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội đã có gần 80 năm phát triển nghề truyền thống về may, thêu cờ Tổ quốc. Gần ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9 và ngày khai giảng năm học mới hàng năm, các xưởng may trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp, tất bật, ngập tràn trong sắc đỏ, máy móc chạy hết công suất làm việc để kịp cung ứng cờ Tổ quốc cho thị trường cả nước.

Ông Nguyễn Văn Phục, chủ một xưởng may cờ Tổ quốc tại thôn Từ Vân cho hay: “Khi làm ra những lá cờ đẹp bằng những bàn tay của người thợ, chúng tôi cảm thấy rất tự hào và yêu quý những nét đẹp do chúng tôi làm ra. Khi đi bất cư nơi đâu thấy lá cờ Tổ quốc tung bay thì không chỉ riêng tôi mà những người dân tại làng nghề thôn Từ Vân trong lòng rất vui, hãnh diện và tự hào”.

Một xưởng may cờ Tổ quốc tại thôn Từ Vân. Ảnh: CB

Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, huyện Thường Tín cho biết, những năm gần đây tại thôn Từ Vân chỉ sản xuất riêng về cờ Tổ quốc. Trong làng, nhiều gia đình có từ 3 đến 4 thế hệ làm nghề thêu cờ Tổ quốc. Để thêu một lá cờ bằng tay là cả một quá trình tỉ mỉ, thường kéo dài từ 2 - 3 ngày.

“Những lá cờ được làm ra từ bàn tay tài hoa, cần mẫn của người thợ luôn bền bỉ, óng đẹp theo thời gian, mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi đường cắt đều được chỉn chu và đầy tâm huyết của các nghệ nhân và người lao động. Nghề may cờ là niềm tự hào gắn bó với nghề truyền thống, công việc thiêng liêng và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho đời sống người dân làng Từ Vân”, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi chia sẻ thêm.

Hiện nay, các hộ sản xuất quy mô lớn tại thôn Từ Vân đều trang bị máy móc hiện đại, lập trình tự động trên máy tính nên độ chính xác cao, chi tiết lại sắc nét hơn và đáp ứng kịp các đơn hàng lớn.

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, những người thợ lành nghề tại làng Từ Vân vẫn luôn cố gắng kế thừa và giữ gìn nghề của cha ông để lại. Hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới vào những dịp trọng đại của đất nước chính là niềm tự hào và cũng là niềm tin để nghề may cờ Tổ quốc của làng Từ Vân mãi trường tồn cùng với thời gian.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm