Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/11/2012 - 06:30
(Thanh tra) - Từ xa xưa, người Bana đã biết lấy nhựa Lon chi ngăng bào chế trộn với một số hợp chất rồi tẩm vào các mũi tên, dự trữ trong nhà dùng để bảo vệ buôn làng, săn bắt thú rừng, nhất là những loại thú dữ…
Ông Ma Thìn, người duy nhất còn nắm công thức bào chế độc dược từ Lon chi ngăng
Huyền thoại tên độc và gấu dữ
Vùng núi cao ở làng Đồng, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hiện còn một loài cây có chất nhựa cực độc. Cây này được đồng bào Bana mệnh danh là cây thần độc dược với tên gọi quen thuộc là Lon chi ngăng. Từ lâu, Người Bana nói chung, các dân tộc trên dãy Trường Sơn đã biết dùng nhựa cực độc của loài cây này tẩm vào các mũi tên làm vũ khí để chống lại các loài thú dữ, bảo vệ buôn làng.
Câu chuyện về huyền thoại Brăm chi ngăng (tiếng Bana: Mũi tên độc) đến nay vẫn lưu truyền như một huyền thoại của các buôn làng.
Kể về sức mạnh chiến tích và huyền thoại của dân làng với nhựa cây này già làng Ma Doãn, nay đã ngoài 80 tuổi, bồi hồi nhớ lại, cách đây hơn trăm năm, trong vùng có một con gấu ngựa dữ tợn. Khi gặp người, nó lập tức xông thẳng vào vật ngã, dày xéo cho đến chết, rồi móc đi đôi mắt. Tương truyền, vì gấu ngựa có mắt xuôi nên chúng ghét con người có đôi mắt ngang...
Một lần ông Ma Ngoe, già làng suối Cát đi rừng đốn cây gặp phải nó và ông đã bị chết thê thảm. Ngay đêm hôm đó, già làng đã tổ chức họp dân bàn cách tiêu diệt con gấu ngựa thành “tinh” này. Con ông Ma Ngoe, Ma Bá, một tay cung thiện xạ của làng đã xung phong, thề phải tiêu diệt bằng được con gấu ngựa, trước là để trả thù cho cha, sau là phòng hậu họa cho dân làng.
Ngày ngày, Ma Bá vác cung, mang theo ống tên tẩm độc, lầm lũi vào rừng sâu. Gần một tuần băng rừng lội suối, ông đã tìm ra khu rừng con gấu thường ẩn trú.
Lặng lẽ mai phục. Cuối cùng Ma Bá cũng “đối diện” “gấu dữ”. Nghe thấy tiếng người, gấu lập tức lồng lên, cất chân trước, bờm dựng đứng. Ma Bá đưa cung lên vai, nhắm đích vào nách bên trái mà bắn.
Ma Bá vừa bắn, vừa di chuyển, mà vẫn nghe sau lưng tiếng gầm gừ, bổ nhào chụp đuổi của gấu. Bắn cho đến mũi tên cuối cùng, Ma Bá quăng cung bỏ chạy một mạch về làng. Hôm sau, thanh niên cả làng theo Ma Bá vào rừng thì thấy xác con gấu chết, trên người phủ đầy tên.
Cây Lon chi ngăng cổ thụ ở làng Đồng, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Bí truyền cách bào chế
Dù nhiều dân làng vẫn biết Lon chi ngăng là loài cây có nhựa độc, nhưng không phải ai cũng biết cách bào chế. Hiện nay, tại làng Đồng, xã vùng cao Phú Mỡ chỉ còn duy nhất ông Ma Thìn, năm nay đã ngoài 60 tuổi, người giữ bí truyền các thành phần chế ra loại độc dược này.
Theo ông Ma Thìn, bài thuốc tẩm tên độc không phải người nào cũng được học cách làm. Vì nó là thuốc độc chết người, phòng người ở ác, lòng dạ hẹp hòi, sử dụng nó để “trả thù vặt”, nên những người được chọn để truyền cách bào chế, như cách truyền võ nghệ, phải là người ngay thẳng, rộng lượng, tốt bụng, biết thương người, không hiểm ác, chỉ dùng độc dựơc để săn bẫy thú dữ, giết giặc giữ làng…
Ông Thìn nói thêm: Nhựa cây Lon chi ngăng, thậm chí còn được dùng chữa chứng đau bụng. Khi làm tên độc, nhựa cây Lon chi ngăng chỉ là thành phần chính, muốn chế được chất “cực độc” phải mất nhiều ngày vào rừng sâu tìm thêm một vài loài bò sát có nọc độc rồi phối lại, ngâm với nước tiểu đựng trong ống tre nứa sắp mục thối ở rừng, ngâm trong nhiều ngày nó mới thành độc.
Một thời nối nghiệp gia truyền, một thời tên tuổi nổi danh trong giới săn thú rừng nơi buôn làng, đến nay Ma Thìn đã bỏ việc bào chế thuốc độ 3 năm. Nhà có ba người con trai nhưng Ma Thìn dứt khoát không truyền bí kíp cho ai. Vì ngày nay, thú rừng không đủ cho súng đạn lâm tặc săn bắn, thì chế thuốc này để làm gì nữa... (?). Bài thuốc độc dược có lẽ chính thức sẽ bị thất truyền sau khi ông mất.
Mặc dù giữa vùng núi cao khó khăn trăm bề, và dù không còn lấy nhựa cây này để chế biến độc dược, nhưng loài cây Lon chi ngăng vẫn được dân làng bảo vệ như một chứng tích lịch sử. Nó thể hiện tinh thần lao động sáng tạo, khát vọng sống đoàn tụ, tính cộng đồng và lưu giữ các giá trị truyền thống…
An Tấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh