Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/03/2013 - 14:50
Trong khi có những ca sĩ chỉ sống bằng scandal, thoải mái hát nhép và hét cát-sê trên trời thì có những nhạc công chấp nhận những khoản thù lao rẻ mạt để để được sống chết với nghề.
Những món trang sức tiền tỉ được người nổi tiếng khoác lên người xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo.
Hàng ngày, những tin tức về các nhân vật trong giới showbiz, đặc biệt là giới người đẹp và các ca sĩ xuất hiện dày đặc trên các mặt báo. Người đọc đã phát ngán với những phát ngôn ngu xuẩn, những kiểu khoe của hợm hĩnh của những người được cho là nổi tiếng. Chuyện một cô diễn viên diện chiếc váy hàng hiệu lên đến cả tỉ đồng đi sự kiện, một cô người mẫu nổi tiếng khoác trên tay chiếc túi lên vài trăm triệu đồng... xuất hiện nhan nhản trên mạng cho thấy cuộc sống xa hoa của thế giới showbiz.
Vài ca sĩ mới bước ra từ một cuộc thi âm nhạc đình đám trên truyền hình đã tự cho mình quyền hét cát-sê cả chục triệu cho mỗi show, khi bị phát hiện hát nhép thì đổ ngay lỗi cho người khác và viện đủ lý do không chấp nhận nổi cho lối làm việc vô tổ chức của mình là những thực tế đã quá rõ ràng.
Trong khi đó, trên sàn tập, những người nhạc công đang mướt mả mồ hôi nắn nót từng nốt nhạc, kéo đàn đến chai tay và thổi kèn hết hơi để chuẩn bị cho một đêm diễn. Họ bỏ lại những toan tính hàng ngày, những lo lắng cơm áo gạo tiền, những hóa đơn đang đến kỳ thanh toán để dồn vào bản nhạc chỉ để nhận được vài trăm ngàn đồng sau vài tuần tập luyện.
Trần Quang Vũ (ảnh) là một nghệ sĩ chơi kèn Fagott của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam suốt 12 năm nay. Gia đình không có ai làm nghệ thuật, chỉ vì muốn thực hiện giấc mơ làm nghệ thuật của cha mẹ mình, anh thi vào Nhạc viện khi còn chưa có khái niệm gì về cuộc sống vất vả của một người chơi kèn cổ điển. Thi đỗ, Vũ vào nhập học, theo đuổi từ hệ Sơ cấp đến hết Đại học suốt 14 năm dài đằng đẵng. Tuy nhiên, anh vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác khi có được một chỗ làm tử tế ngay khi tốt nghiệp.
Chọn một nhạc cụ khó, lại khó có thể chơi thêm ở quán hay dạy thêm, Vũ chỉ có thể chơi trong dàn nhạc. Ngoài các chương trình của nhà hát, mỗi tháng đều đặn 1-2 show, thi thoảng lắm anh mới có thêm vài chương trình ngon như chơi cho các chương trình hòa nhạc ở Viện Goethe với thù lao mơ ước với trên dưới 1 triệu đồng/ chương trình.
Còn lại, các chương trình trong nhà hát, nhiều lắm thì được 1 triệu đồng, không thì chỉ 500.000-800.000 đồng cho vài tuần tập luyện và trình diễn. Làm việc ở Nhà hát đã 12 năm, đến nay lương của anh chỉ là 3,5 triệu đồng mỗi tháng, chẳng bằng một chị bán trà đá vỉa hè hay một cô giúp việc chẳng cần đến 14 năm ăn học.
Để tiếp tục làm nghề, cũng như những nghệ sĩ khác trong nhà hát, anh phải làm thêm. "Nếu chỉ bám vào cái kèn thì đúng là đói, về nhà chỉ biết ôm kèn ngủ thôi", anh bảo. Từng mở quán cafe để kiếm thêm nhưng rồi chỉ duy trì được 2 năm là đóng cửa, giờ anh tham gia dàn dựng các tiết mục biểu diễn, viết bài hát cho các công ty, các sự kiện kỷ niệm để sống.
Ở Nhà hát, ai cũng phải làm thêm như anh, nếu muốn duy trì cuộc sống mà không phải ngửa tay xin người nhà tiền tiêu vặt mỗi sáng. Nếu so với việc làm thêm, 2-3 triệu cho vài ba buổi dàn dựng tiết mục thì rõ ràng thổi kèn là công việc cực kỳ rẻ mạt nhưng anh vẫn theo.
Để trụ với nghề, đa số các nghệ sĩ như Vũ đều phải có công việc khác làm thêm, đa phần là không dính dáng gì đến nghệ thuật. Người mở quán ăn, người mở phòng thu, người chuyên nhận đặt cỗ.., số ít thì đi đánh thuê vào buổi tối để kiếm thêm. Người buôn bán, kinh doanh, làm thêm các nghề khác để sống ví dụ như đi đánh nhà hàng, tổ chức sự kiện, bầu sô... May mắn hơn như Vi Cầm thì còn có thêm công việc đóng phim hay đóng quảng cáo.
Với họ, có được công việc trong nhà hát cũng đã là may mắn hơn nhiều người khác bởi có không ít người ra trường không có việc làm, đành phải chuyển sang làm công việc khác. "Tôi biết có nhiều trường hợp khó khăn. Nhiều bạn nữ nếu lấy chồng Hà Nội thì còn ổn định, những bạn nam ở ngoại tỉnh thì vất vả hơn nhiều, đến mức suýt bỏ nghề vì không trụ vững. Có cậu do không có tiền thuê nhà nên cứ mỗi khi phải lên HN tập chương trình thì đến ở nhờ nhà bạn, được nghỉ 1 tuần thì về lại nhà ở Hải Dương cho tiết kiệm chi phí. Không phải ai cũng có gia đình khá giả hay có thêm thu nhập từ công việc khác để yên tâm làm nghề", Vũ nói.
Khó khăn là thế nhưng họ vẫn cố bươn chải để trụ với nghề bởi: "trái với những nỗi buồn và sự lo lắng về cuộc sống khó khăn thường ngày, về những khoản thù lao rẻ mạt, cảm giác mỗi khi diễn xong 1 chương trình thật sung sướng không thể tả. "Những ai đã theo nghề này thì không còn là nghề nữa mà là nghiệp, đã theo là không thể dứt được", anh nói.
Theo Hoàng Vy
Vietnamnet
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình