Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/03/2011 - 21:53
(Thanh tra) - Để có một chuyến hành hương dễ chịu tại ''Đệ nhất thánh tích Phật giáo'' Bodh Gaya, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thuận lợi hơn cả. Thời điểm này Bodh Gaya trở nên nhộn nhịp với hàng vạn sư sãi, Phật tử và du khách khắp nơi trên thế giới đổ về chiêm bái.
Vulture Peak cũng là nơi thế kỷ thứ 7 đã in dấu chân của cao tăng Huyền Trang – Đường Tam Tạng.
Thánh địa Bolh Gaya
Thị trấn Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nằm cách thành phố cổ Gaya khoảng 12 cây số về phía Bắc Tây Bắc, Ấn Độ và cách thủ phủ Patna của bang Bihar hơn 100 cây số. Đây là vùng đất được tín đồ Đạo Phật coi là linh thiêng và cao quý nhất vì chính tại nơi này hơn hai ngàn năm trước thái tử Siddhartha Gautama đã đạt đến đỉnh cao giác ngộ.
Khoảng 500 năm trước Công nguyên, hoàng tử Gautama Siddhartha sau thời gian dài tu khổ hạnh, ngài đã xuống núi, vượt ngang dòng sông Falgu (Ni Liên Thuyền) đến ngồi thiền dưới cội bồ đề. Sau ba ngày ba đêm hoàng tử đã đạt được giác ngộ và thấu hiểu mọi sự. Nhà khảo cổ người Anh Alexander Cunningham, người đã vận động trùng tu lại thánh địa Bodh Gaya vào năm 1871, cho biết cây bồ đề hiện nay được chiết ra từ cây bồ đề ở Sri Lanka vốn là một nhánh của cây nguyên thủy và được trồng đúng ngay gốc bồ đề mà Đức Phật đã tọa thiền hơn 2.500 năm trước.
250 năm sau đó, nhà vua Asoka đã đến viếng nơi đây và cho xây dựng tu viện cùng ngôi đền thờ để đánh dấu nơi đức Phật thành đạo. Ngôi đền có tên là Mahabodhi trong tiếng Pali có nghĩa là Giác ngộ tự. Tháp Đại giác cao 52m và xung quanh có bốn tháp nhỏ cao khoảng 2m, bề mặt ngoài của tháp vẫn lưu giữ rất nhiều tượng phật tạc thẳng vào đá. Năm 2002, Giác ngộ tự được vinh danh là di sản thế giới của UNESCO.
Bảo vật quan trọng và thiêng liêng nhất trong tháp chính là bức tượng Phật tạc bằng đá đen cao 2m do vua Pala của xứ Bengal tặng. Tượng làm vào khoảng năm 380 sau Công nguyên và được phủ lớp sơn vàng vào thế kỷ 19. Pho tượng mang thần thái của đức Thích Ca Mâu Ni với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sáng nhân từ và tư thế thiền định như chính khi ngài đạt giác ngộ xưa kia dưới cội bồ đề.
Bodh Gaya mới phát triển hơn mười năm trở lại sau khi những thánh địa Phật giáo được khôi phục. Bodh Gaya ngày nay thường được ví von là một “Liên Hiệp Quốc Phật tự” vì tập trung rất nhiều ngôi chùa của các quốc gia và lãnh thổ như Việt Nam, Bhutan, Myanmar, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Tây Tạng, Thái Lan, Đài Loan... Ngoài những nhà sư châu Á còn có rất nhiều tu sĩ Âu châu đến Bodh Gaya để tu tập.
Mái nhà chung của Phật
Ngôi chùa Việt Nam tại Bodh Gaya có tên “Việt Nam Phật Quốc Tự” do thầy Huyền Diệu - được khá nhiều Phật tử trong nước biết đến với biệt danh khiêm xưng Người làm vườn kiêm quét chùa - xây dựng và trụ trì.
Chùa Trung Quốc thì có ba tượng Phật ngồi kích cỡ lớn cùng với hình ảnh Vạn Phật khắc trên khắp bốn bức tường.
Người Nhật xây dựng tại đây một tượng Phật bằng đá trắng cao hơn 20 mét có tên là Đại Phật (The Great Buddha Statue) với kinh phí lên đến cả triệu USD, hai bên là hai dãy tượng mười vị đại đệ tử của Đức Phật có kích thước cao bằng người thật.
Chùa Thái Lan và chùa Lào tại Bodh Gaya Và Chùa Đài Loan tại Valture Peak.
Trường Phật học đầu tiên
Cách Bihar - Bodh Gaya khoảng 60km về hướng Đông Nam là Rajgir hay còn gọi là Vương Xá Thành, từng là thủ phủ của vương quốc cổ Magadha, với ngọn núi nổi tiếng Vulture Peak (Linh Thứu). Truyền thuyết kể lại đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện trong lịch sử Phật giáo. Tại đây đức Phật từng trở về để hoằng pháp, giảng đạo, trong đó có việc khi Phật giơ cao cành sen khi giảng đạo và chính ngài Ca Diếp khi ấy chưa quy y theo Phật nhưng đã nhập tâm thấu hiểu những lời giảng của tinh thần Phật pháp. Vulture Peak cũng là nơi thế kỷ thứ 7 đã in dấu chân của cao tăng Huyền Trang – Đường Tam Tạng.
Một thánh tích nổi tiếng khác là Nalanda. Nếu Bodh Gaya là nơi Phật giáo ra đời, thì Nalanda chính là cái nôi duy trì và phát triển đạo Phật, làm cho tôn giáo này trở nên cực kỳ thịnh vượng khi trở thành trường đại học Phật giáo lâu đời nhất thế giới. Không ai biết chính xác thời gian ra đời của vùng đất Nalanda, chỉ có thể dự đoán vào thế kỷ thứ nhất, vì ngài Nagarjuna sinh vào thế kỷ thứ 2 được cho rằng đã học đạo tại đây và sau này trở thành viện trưởng. Cũng có tài liệu cho rằng trường chỉ được thành lập vào thế kỷ thứ 5. Trong những ghi chép của ngài Huyền Trang trong khoảng năm 685 khi ngài lưu lại đây 15 tháng học đạo với vị minh sư Giới Hiền đã 106 tuổi mà vẫn còn minh mẫn, thì đã có khoảng 10.000 tu sĩ và sinh viên sống ở đây. Họ không chỉ học chuyên sâu về Phật giáo mà còn nghiên cứu thiên văn học, thuyết siêu hình, y khoa, triết học. Nalanda bị điêu tàn sau thế kỷ thứ 8 khi Ấn Độ giáo trở lại hùng mạnh…
Nhã Trân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình