Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nghệ thuật của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Văn Thanh

Thứ hai, 04/10/2021 - 11:41

(Thanh tra) - Huyện miền núi Như Xuân nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm TP Thanh Hóa 60km, phía Bắc giáp huyện Thường Xuân, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp huyện Như Thanh. Huyện Như Xuân có dân số khoảng 70 nghìn người, với 4 dân tộc chủ yếu Thái chiếm 43%, Thổ 14,5%, Mường 5,5% và Kinh 37%.

Lễ hội dâng trâu tế trời ở xã Thanh Quân, huyện miền núi Như Xuân. Ảnh: P.V

Thực hiện Kế hoạch 151/KH-UBND ngày 22/6/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân, UBND huyện đã xây dựng đề án triển khai, yêu cầu Phòng Văn hóa thông tin, Dân tộc, Trung tâm Xúc tiến du lịch, các xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng kế hoạch, nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là các thôn, bản, làng, xa trung tâm xã, huyện.

Huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ và tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế địa phương.

Trên cơ sở của đề án này, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục các đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, DTTS trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân nhằm nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa, góp phần xây dựng, cùng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong bổ tồn giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng, tập trung lồng ghép, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, DTTS.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, huyện miền núi Như Xuân đã tổ chức đi điền dã, xây dựng phiếu khảo sát, lấy ý kiến, thống kê, đánh giá thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của đồng bào các dân tộc trên địa bàn để làm cơ sở xây dựng các mô hình điểm câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật ở các bản, làng vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Từ đó, nhân rộng, phấn đấu mỗi bản, làng hoặc liên kết 2 đến 3 làng thôn, khu phố thành lập thành lập 1 đến 2 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật hoạt động có hiệu quả. Duy trì, tổ chức giao lưu các chương trình với các địa phương với nhau.

Bên cạnh đó, các địa phương trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân đang xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, khuyến khích hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các địa bàn vùng khó khăn. Cơ chế hỗ trợ các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, khu phố, người có uy tín trong việc truyền dạy các kiến thức văn hóa nghệ thuật cho lớp trẻ.

Huyện sẽ tổ chức lễ hội dâng trâu tế trời ở đền 9 gian xã Thanh Quân của đồng bào Thái nhằm gắn kết chặt chẽ các hoạt động du lịch. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lễ tế trâu hàng năm diễn ra vào cuối tháng 6 Âm lịch, có 9 mường tham gia. Từ sau năm 1944, việc tổ chức lễ tế không còn được tổ chức. Từ tháng 4/2016, đền 9 gian ở xã Thanh Quân được tôn tạo và hoàn thành vào tháng 9/2017. Đền được phục dựng theo kiến trúc nhà sàn của người Thái, vật liệu bằng bê tông, gồm chín gian trên nền của ngôi đền cũ. Ngôi đền thờ tự các thần linh và chín Mường. Ngoài ra, trong đền còn thờ các anh hùng liệt sỹ nhằm tri ân công lao của những người con ưu tú của quê hương miền núi Như Xuân đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoài ra, huyện Như Xuân sẽ tổ chức lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ thị trấn Yên Cát nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của tướng quân Lê Phúc Thành, người đã có công khai khẩn đất đai, dựng làng, lập ấp mang lại cuộc sống no ấm cho dân làng. Tổ chức các hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thi văn hóa nghệ thuật quần chúng ở cơ sở, đặc biệt ưu tiên ở các thôn, bản, làng xa trung tâm xã, huyện. Định hướng sưu tầm, bảo tồn các bài hát, điệu múa truyền thống, nghi thức diễn xướng dân gian, phát huy các bản chất tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện để truyền dạy cho lớp trẻ.

Bên cạnh đó, huyện Như Xuân còn đẩy mạnh các hoạt động  hệ thống thư viện, hỗ trợ các xã vùng đồng bào DTTS xây dựng tủ sách pháp luật cấp xã, thị trấn. Hàng năm trang bị bổ sung sách, báo, ấn phẩm văn hóa cho tủ sách thôn, làng, khu phố đảm bảo 3 bản sách/người. Thư viện cơ sở phối hợp tổ chức phục vụ và luân chuyển sách đến bạn đọc tại các điểm trường học, các xã, thôn, bản. Tổ chức các đợt thi nói chuyện về sách, các hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện sách tại các điểm vùng sâu,vùng xa, vùng DTTS.

Những hoạt động về trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật, hiện vật, tư liệu, sách báo, sản phẩm văn hóa vào các dịp lễ, Tết, các sự kiện của đất nước, địa phương cũng được huyện miền núi Như Xuân thực hiện, nhằm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo cơ hội để nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được tiếp cận nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật hơn. Đi đôi với những việc làm nói trên, huyện miền núi Như Xuân còn xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, phù hợp với văn hóa truyền thống vùng biên giới, vùng DTTS, tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc.

Thông qua những phong trào, việc làm cụ thể nói trên, huyện Như Xuân sẽ giới thiệu, tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, các mạng xã hội phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS phù hợp với thời kỳ cách mạng 4.0.

Tiếp tục duy trì thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc Thái nhằm giúp các đồng bào hưởng thụ văn hóa các DTTS. Thực hiện sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, nghi thức, diễn xướng dân gian các DTTS có nguy cơ mai một, thất truyền để truyền dạy cho lớp trẻ. Tổ chức ghi hình, thu âm các hoạt động, văn hóa nghệ thuât, dân ca, dân vũ. Triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 -2030 trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất