Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Chủ nhật, 01/12/2024 - 19:38
(Thanh tra) - Sáng 1/12/2024 (tức mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), tại Cung Trúc Lâm, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Khu di tích và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại Lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308 – 2024).
Các chư tôn đức giám phẩm Phật giáo và các vị đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Đại lễ tưởng niệm, ảnh: TV
Trong không khí trang nghiêm, thành kính của buổi Đại lễ, các tăng, ni, phật tử và Nhân dân cùng tưởng niệm, ôn lại sự nghiệp và tôn vinh công đức to lớn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua anh hùng của một triều đại anh hùng, người đã lãnh đạo quân và dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 và năm 1288, bảo vệ non sông bờ cõi Đại Việt.
Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ GHPGVN nhấn mạnh: "Hôm nay, nhân Lễ kỉ niệm 716 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, toàn thể tăng ni, Phật tử Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, Nhân dân Việt Nam, con cháu tiên rồng xin đốt nén tâm hương, ngũ phần đỉnh lễ dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đỉnh lễ lịch đại Tổ sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý đạo mầu, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh non thiêng Phật tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.
Đồng thành kính nguyện thực hành giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc, nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các tôn giáo để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm "tốt đời đẹp đạo", duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường…”.
Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 Âm lịch năm 1308. Xá lị của Ngài sau này được phát về nhiều nơi, trong đó có am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (thị xã Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử, TP Uông Bí).
Trước đó, trong ngày 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, TP Đông Triều), GHPGVN tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều cũng đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.
Đúng 23 giờ ngày 30/11, chư tôn đức, Hoà thượng đã thực hiện nghi thức nhiễu tháp Phật hoàng tại Yên Tử để tưởng nhớ giờ phút thiêng liêng Ngài nhập niết bàn. 716 năm trôi qua, Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam.
TC
(Thanh tra) - Đây là chia sẻ chung của các nhà ngoại giao văn hóa khi nói về Chương trình ngoại giao văn hoá với chủ đề “Bản hoà ca Tết Việt” do Bộ Ngoại giao vừa tổ chức hôm nay (16/1), dành cho nữ Đại sứ, Phu nhân Đại sứ/ Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội.
T.Thanh
Trung Hà
Phó Bình
TKBT
Theo Minh Trang/PLVN
Hải Hà
Bùi Bình
Tuấn Nhật
Nhật Minh
Mai Lê
Giang Sơn
Minh Tân
Trọng Tài
Văn Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
Nghĩa Huyền