Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 27/02/2023 - 18:26
(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (1943 - 2023), ngày 27/2/2023, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển".
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì hội thảo. Ảnh: TH
Tham dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển con người là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Hội thảo là hoạt động có ý nghĩa để tôn vinh, nhận thức rõ hơn về giá trị lịch sử, chính trị, khoa học và tầm vóc thời đại về sự ra đời của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong tiến trình phát triển của nền văn hóa và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần triển khai thắng lợi quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hoá, con người trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và kết luận của Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, quán triệt sâu sắc bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị này.
Từ yêu cầu thực hiện ba nguyên tắc: "Dân tộc hóa"; "đại chúng hóa"; "khoa học hóa" trong cuộc vận động văn hoá thời kỳ tiền khởi nghĩa, Ðảng ta đã bổ sung, phát triển thành những thuộc tính “Nhân dân”, “nhân văn” và “dân chủ”, góp phần xử lý hài hòa nhiều mối quan hệ lớn, phức tạp trong thực tiễn phát triển văn hóa, con người hôm nay, như mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa xây và chống, giữa giữ gìn bản sắc dân tộc và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, càng nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng, tính chất đúng đắn của những luận điểm, nguyên tắc, đường lối của bản đề cương, ngày nay, chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc, vừa đẩy mạnh giao lưu, tiếp biến, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Khởi nguồn từ tư tưởng "nghệ thuật vị nhân sinh" của bản đề cương, ngày nay, Đảng ta đã hình thành quan điểm: Phát triển con người phải được đặt vào vị trí trung tâm và là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa của nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo, trao truyền, đồng thời cũng là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa ấy.
Một mặt, văn hóa phải hướng mọi sáng tạo, mọi hoạt động phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân; Mặt khác, cần phải vun đắp cho những tài năng văn hóa nghệ thuật, để có những tác giả với những tác phẩm mang giá trị "đỉnh cao"; kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng về văn hóa, bài trừ các hình thức văn hóa lai căng, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, tăng cường sức đề kháng, miễn nhiễm với những luận điệu xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự nghiệp cách mạng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết, hội thảo nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản "Đề cương về văn hóa Việt Nam" trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, với hai nội dung chính là: "Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam" và "Văn hóa, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới".
Xây dựng nền văn hóa mới tạo động lực khơi dậy khát vọng cống hiến của toàn dân
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về vấn đề tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa đối với phát triển; hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người; chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hóa phát triển.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, đầu tư cho văn hóa một cách khoa học, hợp lý. Đây chính là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai hội nhập mang tính bền vững hơn của đất nước.
"Đó cũng chính là nền tảng tiên quyết góp phần hình thành một nền văn hóa mới có khả năng tạo động lực khơi dậy khát vọng cống hiến của toàn dân cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa và chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm thế giới", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu.
Theo đó, bộ trưởng đề xuất một số giải pháp cải thiện thể chế, hoàn thiện chính sách hiện hành như: Bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bổ sung các khoản chi tài trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; có chính sách phù hợp tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nêu kiến nghị liên quan đến việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa, hoàn thiện các chính sách văn hóa đối ngoại, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận theo 2 vấn đề: Giá trị lý luận và thực tiễn của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” và văn hóa, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các đại biểu nêu bật vấn đề tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa đối với phát triển; hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách, tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa và huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người; chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa phát triển.
Hội thảo cũng tiến hành thảo luận bàn tròn về tư tưởng của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, giá trị to lớn của "Đề cương về văn hóa Việt Nam", sự tiếp bước của các nghệ sĩ trong mạch nguồn lịch sử với công tác nâng cao hiệu quả của văn hoá văn nghệ trong xây dựng văn hóa con người, để văn hoá trở thành nguồn lực nội sinh, xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị “Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc”.
Phương Anh
21:55 22/11/2024(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.
N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương