Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Độc đáo hội vật truyền thống làng Sình ở Thừa Thiên-Huế

Thứ hai, 10/02/2014 - 09:47

Ngày 9/2 (mùng 10 tháng Giêng), hội vật làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế tưng bừng khai hội vật đầu Xuân, thu hút hàng ngàn người dân và du khách về dự.

Hội vật làng Sình. (Ảnh: Quang Ngọc/TTXVN)

Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng trên khắp các nẻo đường về Sình, người dân và du khách từ các nơi tấp nập đổ về tấp nập. Đến khoảng 8 giờ sáng, các sới vật đã chật kín người.

Hội vật thường được bắt đầu bằng nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các trưởng bối ở đình làng, để nhắc nhở con cháu nhớ đến ơn đức tổ tiên.

Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng ban hội đồng tộc trưởng làng Sình cho biết hội vật làng Sình là lễ hội cổ xưa có truyền thống cách đây hơn 400 năm.

Theo thông lệ, vào mùng 10 tháng Giêng, làng mở hội vật để cầu sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để giải trí ngày đầu Xuân và khuyến khích thanh niên rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm.

Hội vật đề cao tinh thần đồng đội và thượng võ, không đặt nặng thắng thua, các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng và tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng.

Mở đầu hội vật, sau tiếng trống khai hội là những màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật chuyên nghiệp, tiếp đến là những trận tranh tài quyết liệt của những đấu vật thanh niên, thiếu niên.

Các đô vật lên sới đấu không nhất thiết phải là người địa phương mà bất kỳ người dân hoặc du khách nào cũng có thể đăng ký lên sới đấu vật. Nếu người nào bị vật lấm lưng, trắng bụng là bị thua, người vô địch sẽ là người chiến thắng liên tiếp từ trận đấu đầu tiên đến đấu cuối cùng.

Hội vật năm nay thu hút hàng trăm đô vật đến từ nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt còn có sự tham gia của các đô vật nữ.

Du khách được chứng kiến nhiều cuộc đấu gay cấn với nhiều miếng đánh đẹp mắt và dũng mãnh. Càng về chiều, sức nóng trên khán đài càng tăng cao, người xem ngày càng đông hơn, tiếng hò reo ủng hộ của khán giả thúc giục các đấu sỹ thi đấu quyết liệt hơn.

Hội vật đã trở thành mạch sống văn hóa của người làng Sình cũng như người dân xứ Huế. Sức hấp dẫn của hội vật không chỉ thu hút các đô vật và du khách trong vùng mà còn đối với cả du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến Huế.

Không chỉ có vậy, du khách đến xem đấu vật còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực Huế và chiêm ngưỡng các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống đặc trưng của mảnh đất cố đô.

(TTXVN)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm