Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/10/2011 - 07:25
(Thanh tra) - Với Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên và cả Khu di tích khảo cổ học Cát Tiên, điều mà Hội đồng Di sản quốc gia quan tâm chính là những giá trị đặc biệt về thiên nhiên cùng với các giá trị về mặt văn hóa của nó. Chính nhờ những giá trị về mặt thiên nhiên và văn hóa đó mà VQG Cát Tiên cùng với di tích Cát Tiên trở thành một trong 4 đề cử của Việt Nam dự kiến trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên - văn hóa của thế giới.
Trong lòng đất Cát Tiên vẫn còn nhiều điều cần khám phá
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc quy hoạch xây dựng một số thủy điện trong VQG cùng với phê duyệt quy hoạch giảm diện tích rừng của VQG khiến cho dư luận thực sự lo ngại không chỉ riêng trên lĩnh vực đa dạng sinh học, mà còn tỏ ra lo ngại cho cả khu thánh địa Cát Tiên khá nổi tiếng này.
Những giá trị văn hóa
Khái niệm “di sản hỗn hợp” hay “cảnh quan văn hóa” là khái niệm được UNESCO đưa ra vào năm 1992 để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Trong thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn để công nhận là di sản thiên nhiên - văn hóa theo khái niệm này đã cơ bản hội đủ tại Cát Tiên (Lâm Đồng - Đồng Nai - Bình Phước) trên cả hai phương diện thiên nhiên và văn hóa. Tuy nhiên, những tác động gần đây tại VQG Cát Tiên không chỉ khiến cho các nhà khoa học tự nhiên lo ngại mà còn khiến cho các nhà khoa học xã hội cũng bức xúc không kém.
Ông Lương Nguyên Minh, Trưởng ban Quản lý Di tích khảo cổ học Cát Tiên, tỏ ra bức xúc: “Khu di tích Cát Tiên đã qua nhiều lần khai quật trong một thời gian dài nhưng đến nay chỉ mới phát lộ một phần rất nhỏ. Theo tôi, một phần không nhỏ của di tích đang còn nằm trong lòng đất cần được khám phá. Nếu bị nhấn chìm trong lòng nước thủy điện, chắc chắn công việc khai quật sẽ cực kỳ khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được”.
Theo tư liệu của Bảo tàng Lâm Đồng do Giám đốc Phạm Hữu Thọ cung cấp: “Di tích Cát Tiên là tên gọi một quần thể di chỉ khảo cổ học được phát hiện vào năm 1985, rộng hàng trăm hecta và trải dài khoảng 15km bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Các phế tích phân bố rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó đó các phế tích phân bố tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng)”. Theo ông Phạm Hữu Thọ, qua nhiều lần khai quật từ 1985 đến nay, các nhà khoa học khảo cổ đã thu được hơn 1.000 hiện vật tại di tích Cát Tiên với các chất liệu khá phong phú như: Chất liệu bằng vàng gồm nhiều mảnh phù điêu có kỹ thuật khắc miết và dập nổi, các loại nhẫn, các linga, yoni có kích thước nhỏ…; chất liệu bằng đồng gồm có gương, đĩa, chân đèn, nhẫn, mặt tượng thần…; chất liệu đá thì có nhiều loại sa thạch, đá quý và bán quý được chế tác các tượng thần, dùng làm mi cửa, bậc thềm, mảnh khắc chữ…; chất liệu gốm gồm có các mảnh vỡ của đồ đựng, đĩa gốm, chân đèn gốm… Năm 1997, Nhà nước đã công nhận di tích khảo cổ học Cát Tiên là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Vừa qua, tỉnh Lâm Đồng cũng đã tính đến chuyện tiến hành các thủ tục cần thiết để trình UNESCO công nhận di tích Cát Tiên là di sản văn hóa thế giới.
Thánh địa đặc biệt
Ông Lương Nguyên Minh nói lại nhận định của các nhà khảo cổ học rằng, trong lòng đất Cát Tiên còn rất nhiều điều dành cho giới khoa học tìm hiểu, khám phá. “Chúng ta chỉ mới “nhìn” được những gì đã phát lộ. Rất có thể, những giá trị của Cát Tiên trong lòng đất thuộc lưu vực sông Đồng Nai còn kéo dài đến những vùng văn hóa khác ở phía Nam. Nói cách khác, việc cần phải làm trong tương lai đối với di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là rất lớn”, ông Lương Nguyên Minh nhấn mạnh.
Ông Minh còn cho rằng, chỉ riêng những gì đã phát lộ qua những lần khai quật trong hơn nửa thế kỷ qua ở Cát Tiên cũng đã đủ chứng minh khu di chỉ khảo cổ học này là một thánh địa rất đặc biệt. Ông Lương Nguyên Minh chứng minh về sự “đặc biệt” theo nhận định của ông: “Từ xa xưa, khi văn hóa Ấn Độ hội nhập vào vùng biển Đông và du nhập lên miền Cát Tiên, cổ dân vùng đất này đã có một cơ tầng văn hóa đủ sức để tiếp nhận và cả hội nhập với một nền văn hóa mới theo cách riêng của mình. Tượng thần Siva được tìm thấy ở Cát Tiên là một trong những minh chứng cho điều này. Thông thường, theo quan niệm của Ấn Độ giáo, thần Siva (một trong ba vị thần trấn giữ đền tháp) có nhiều cánh tay, các cánh tay thường cầm những vật dụng như đinh ba, dao găm, chén dầu lửa, chiếc lược… Khi đến Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng với cổ dân Cát Tiên), thần Siva chỉ còn hai cánh tay và hai cánh tay ấy chỉ thường cầm hoa sen hoặc lá sen. “Bản địa hóa” là điều dễ nhận thấy ở tượng nữ thần Siva khi du nhập từ Ấn Độ vào đến thánh địa Cát Tiên”, ông Lương Nguyên Minh cho biết.
Rõ ràng, những bí ẩn về thánh địa Cát Tiên, một thánh địa rất đặc biệt của Việt Nam, vẫn chưa được khám phá hết. Thánh địa trong lòng đất này theo các nhà khoa học là không chỉ khuôn hẹp trong phạm vi tả ngạn sông Đồng Nai thuộc địa phận huyện Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, mà rất có thể còn mở rộng qua bên kia dòng Đồng Nai là Bình Phước và cả địa phận tỉnh Đồng Nai, hoặc cũng rất có khả năng kéo dài đến vùng văn hóa Óc Eo (Biên Hòa) và TP. Hồ Chí Minh. Sẽ rất là đáng tiếc nếu như các giá trị văn hóa đang còn chưa được khám phá đó bị nhấn chìm một cách vĩnh viễn trong dòng nước!
Trong lúc vấn đề lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận là “Cảnh quan văn hóa” (hoặc di sản thiên nhiên - văn hóa) đối với VQG Cát Tiên và di tích thánh địa Cát Tiên được đặt ra, thì gần đây, quyết định phê duyệt điều chỉnh VQG Cát Tiên cùng với những tính toán xây dựng thủy điện tại VQG này đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Theo quy hoạch, hai thủy điện mới là Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A có tổng diện tích lên đến 371ha; trong đó, diện tích thuộc VQG Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên chiếm đến 283ha (riêng diện tích nằm trong VQG Cát Tiên là 137ha). Điều đáng nói, trong tổng diện tích 371ha đất của hai công trình này thì diện tích đất có rừng được ghi nhận ở con số 328ha.
Theo thiết kế, thủy điện Đồng Nai 6 có công suất 135MW và công suất của thủy điện Đồng Nai 6 là 106MW. Dư luận cho rằng, việc xây dựng công trình thủy điện ngay trong VQG không chỉ làm cho một diện tích rừng không nhỏ bị biến mất, mà còn làm cho hệ sinh thái trong khu vực bị xâm hại, dòng chảy của con sông Đồng Nai ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực… Có thể nói, việc xây dựng công trình thủy điện trên VQG và khu rừng phòng hộ là cách làm thiên về lợi ích kinh tế hơn là lợi ích xã hội. Vậy, trong lúc này, sự lựa chọn nào là hợp lý và mang tính bền vững? Và hơn thế, liệu điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc đề nghị UNESCO công nhận nơi đây là di sản thiên nhiên - văn hóa thế giới?
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà