Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gắn liền với tên tuổi vị tướng Lò Khằm Ban

Văn Thanh

Chủ nhật, 26/09/2021 - 21:58

(Thanh tra) - Lễ hội Mường Ca Da, huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào người Thái cổ. Trong những năm qua, địa phương đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương phát triển.​

Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào Thái cổ vùng cao Quan Hóa. Ảnh: VT

Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng và tổ chức nhằm tưởng niệm Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban - vị tướng tài, thủ lĩnh tài ba, giỏi võ nghệ, đã có công gắn bó với Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và có nhiều công đức tri ân với triều đình nhà Lê từ thế kỷ XV.

Hiện nay, đền thờ của ông nằm trên sườn đồi Pom Kéo thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân. Lối đi lên đền thờ là những bậc thang thấp, có không khí trong lành, yên tĩnh và sự linh thiêng khiến nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong các tour du lịch tâm linh. Đây là điểm du lịch hàng đầu nếu du khách nào đã từng đặt chân đến vùng cao Quan Hóa.

Theo lời kể của các bậc cao niên đồng bào Thái, Mường Ca Da là 1 trong 4 Mường lớn, đơn vị hành chính của cộng đồng người Thái cổ ở huyện vùng cao Quan Hóa, với nhiều nét văn hóa truyền thống và độc đáo. Mường Ca Da nằm trên địa bàn thị trấn Hồi Xuân, các xã Xuân Phú, Phú Nghiêm, Thanh Xuân, Nam Xuân, thị trấn Quan Hóa của huyện Quan Hóa và một phần của xã Trung Xuân thuộc huyện Quan Sơn. Ca Da mang nhiều vốn văn hóa cổ. Nhiều điệu khặp nổi tiếng như, khặp bao xao (khặp giao duyên),  khặp xăng chụ (điệu khặp tiễn dặm người yêu), khặp lùng tống (điệu hát xuống đồng), khặp cạ (điệu hát chèo thuyền), cùng nhiều truyền thuyết ly kỳ, phong phú, đa dạng hấp dẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.
Lễ hội Mường Ca Da gồm có phần lễ với điểm nhấn là lễ rước kiệu từ chùa Ông đến đền thờ “Thượng tướng Tĩnh thống quân Khằm Ban” và lễ “Xín Mường”. Phần hội với sự tham gia của 18 đội thi của các xã, thị trấn có các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh Ú, khua luống, trống chiêng, hát Khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa. Lễ hội còn có nhiều gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm qua, lễ hội Mường Ca Da được phục dựng đã góp phần động viên, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong toàn huyện thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Mỗi dịp lễ hội diễn ra là dịp để đồng bào các dân tộc trong vùng thể hiện niềm tự hào và biết ơn công lao khai phá vùng đất Mường Ca Da của các thế hệ cha ông, trong đó có nhân vật lịch sử “Thượng tướng Thống lĩnh quân Khằm Ban”.

Thông qua lễ hội đã tôn tạo và phát huy các loại hình văn hóa văn nghệ, thể thao truyền thống của các dân tộc trong huyện như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi trò diễn dân gian, trưng bày trao đổi các sản phẩm hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da, của cộng đồng các dân tộc trong huyện. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong thời kỳ hội nhập của đất nước, nhất là thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu về cội nguồn dân tộc trên quê hương, đất nước của mình. Qua đó động viên cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất và công tác, lập thành tích xuât sắc trong công tác phát triển kinh tế xã hội, văn hóa ở địa phương.

Được biết, ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4595/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội Mường Ca Da, huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện vùng cao Quan Hóa nói riêng trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào dân tộc Thái cổ. Đây cũng là cơ hội để huyện Quan Hóa thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương từng bước phát triển.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm