Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/01/2011 - 02:05
(Thanh tra)- Những phiên chợ vùng cao ở xứ Thanh, ngoài ý nghĩa về thương mại còn là nơi thể hiện nét văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán của từng dân tộc. Đây là nét đẹp cần được lưu giữ, duy trì và phát triển để những phiên chợ vùng cao luôn là một điểm hẹn văn hóa.
Đồng bào Thái sắm Tết ở phiên chợ phố Đòn
Vào những ngày cuối năm, khi hoa đào, hoa mai khoe sắc, nhân dân khắp mọi miền đất nước đang hồ hởi chuẩn bị đón mừng năm mới, chúng tôi ngược lên địa bàn xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa dự phiên chợ vùng cao phố Đòn. Trên những con đường vắt ngang sườn núi, bà con dân tộc ở các xã: Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Ban Công cùng đồng bào ở tỉnh “láng giềng” Hòa Bình gồm các xã: Ngũ Luông, Tân Lạc, Lạc Sơn tấp nập gùi hàng xuống chợ. Đã thành thông lệ, chợ phố Đòn họp 2 phiên trong tuần vào sáng thứ năm và sáng chủ nhật. Chợ tọa lạc trên một khu đất rộng, ngay dưới chân núi rất thuận lợi về giao thông để đồng bào ở các bản xa, bản gần đến để tụ họp.
Chợ phố Đòn đông đúc nhất là từ 9 - 11 giờ sáng. Thời điểm ấy, người đi chợ đông vui, tấp nập như hội. Bên cạnh các quầy hàng với đa dạng sản phẩm như quần áo, giầy dép, chăn, màn, gối, đệm thì nhiều sản phẩm nông sản của đồng bào như lúa, gạo, sắn, ngô… tự làm ra được bày bán trong những chiếc mủng, chiếc gùi nhỏ trông rất bắt mắt. Đặc biệt, không thể thiếu các mặt hàng quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt của bà con như: Thổ cẩm, rượu cần, măng, rau sạch, hoa quả tươi... tùy theo từng mùa. Tuy nhiên, các sản phẩm được tư thương lấy từ miền xuôi lên vẫn chiếm ưu thế. Nếu ai có dịp dự một phiên chợ ở đây sẽ cảm nhận được nét độc đáo của phiên chợ vùng cao. Bà con mua bán thoải mái, không có sự tranh giành khách như ở các chợ miền xuôi. Khi mua hàng, bà con chủ yếu nhằm vào chất lượng, hoặc sở thích, nếu ưng một món hàng nào đó, thường họ xem rất kỹ sau đó mới trả giá. Có người đi hàng chục cây số, nhưng chỉ mua một lạng thuốc lào, hay một con dao, chai nước mắm, túi mì chính... Chị Hà Thị Tình, thôn Mỏ Măng, xã Thành Lâm cho biết: “Nhà mình ở xa lắm, phải đi bộ qua 3 con dốc cao, 4 quả đồi mới đến được chợ. Muốn đi bằng xe máy cũng không được đâu vì đường dốc và khó đi. Mình đi chợ cho vui mà, chỉ bán vài lít rượu lấy tiền mua thức ăn cho gia đình thôi”.
Tại phiên chợ, những gian hàng của đồng bào Thái và Mường chủ yếu bày bán rau cải, gạo, rượu, măng tươi, giang chẻ lạt, quýt, thổ cẩm... Đến với chợ phố Đòn, mọi người còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp các trang phục truyền thống của mỗi dân tộc. Các mô típ hoa văn trên trang phục của người Mường thường rất cầu kỳ, được thêu dệt các hình học, hình động vật, hình trống đồng cổ... Còn các thiếu nữ dân tộc Thái nổi bật với làn da trắng hồng, trong trang phục thổ cẩm truyền thống, tay và cổ đeo nhiều đồ trang sức bằng bạc, luôn nở nụ cười tươi, làm đắm say nhiều anh trai Mường, Thái và Kinh cùng đi họp chợ.
Các phiên chợ phố Đòn, ngoài mục đích giao thương hàng hóa, đồng bào các dân tộc còn xem đây là dịp để gặp gỡ người thân, anh em, bạn bè để thông tin trao đổi với nhau về thời tiết, mùa màng, thu nhập, giá cả làm ăn... Cũng có người đi chợ chỉ để thư giãn, vui chơi sau nhiều ngày làm việc mệt nhọc. Đa số các tư thương kinh doanh ở chợ phố Đòn đều là người miền xuôi lên. Anh Bùi Văn Nam, chủ một quầy hàng cho biết, anh lên đây kinh doanh, lập nghiệp được 20 năm. Hàng hóa phục vụ cho đồng bào chủ yếu lấy từ dưới xuôi lên như giầy dép, chăn màn, gối, đệm, vải, sợi dệt thổ cẩm và các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
Những năm trước đây, chợ phố Đòn còn chưa có khuôn viên, kiốt, chỉ lèo tèo vài ba nóc nhà, hàng hóa đơn giản, thô sơ. Khi chợ tan cũng là lúc khu phố vắng tanh, vắng ngắt không một bóng người. Gần đây, được sự quan tâm của chính quyền các cấp đầu tư quy hoạch, xây dựng lại khu chợ. Từ đó, nhiều gia đình đã mua đất xây nhà ở kiên cố và kinh doanh, buôn bán hai bên đường. Các phiên chợ đi vào hoạt động quy củ hơn, nhiều gian hàng tạp hóa, ăn uống cũng mọc lên khang trang, sạch sẽ với đủ loại sản phẩm, món ăn để phục vụ đồng bào. Người đi chợ ngày một đông hơn, hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn, sản phẩm đa dạng hơn.
Những phiên chợ vùng cao ở xứ Thanh, ngoài ý nghĩa về thương mại còn là nơi thể hiện nét văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán của từng dân tộc. Đây là nét đẹp cần được lưu giữ, duy trì và phát triển để những phiên chợ vùng cao luôn là một điểm hẹn văn hóa.
Văn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà