Theo dõi Báo Thanh tra trên
N. Phó - L. Bình
Thứ ba, 05/11/2024 - 09:37
(Thanh tra) - Người có uy tín luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na Kriêm tại khu vực miền núi, vùng cao tỉnh Bình Định. Họ là những người được cộng đồng tôn trọng và có kiến thức sâu rộng về lịch sử, phong tục tập quán và các nghi lễ truyền thống của đồng bào.
Người có uy tín đồng bào Ba Na Kriêm gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa. Ảnh: P.B
Nói về gương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện miền núi Vĩnh Thạnh, không thể không nhắc đến Nghệ nhân Đinh Chương, ở xã Vĩnh Sơn.
Ngoài việc gương mẫu đi đầu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ông còn tích cực tham gia công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Ông Đinh Chương chia sẻ: "Tôi luôn tâm niệm văn hoá truyền thống là sức mạnh tinh thần, là cội nguồn tập hợp, đoàn kết các dân tộc. Để gìn giữ và tiếp tục phát huy các di sản văn hóa, tôi đã dày công sáng tác các bài dân ca Ba Na, đưa nhạc cụ truyền thống vào biểu diễn tại các sự kiện thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, cổ vũ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Bên cạnh sự cố gắng, tôi luôn suy nghĩ việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào Ba Na là do chính cộng đồng người Ba Na gìn giữ và phát huy…".
“Để bản sắc văn hoá đồng bào Ba Na Kriêm tiếp tục được bảo tồn và phát huy, ngoài công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, thì các nghệ nhân, người uy tín trong đồng bào DTTS phải phát huy vai trò trong công tác gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc mình; cần dành thời gian hướng dẫn, nhất là bằng hình thức truyền miệng và hướng dẫn trực tiếp. Nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình câu lạc bộ cồng chiêng, đội văn nghệ tại các thôn, làng; tiếp tục quảng bá nhạc cụ cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống, quảng bá truyền thống văn hoá, ẩm thực của đồng bào Ba Na, để vừa bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thu hút và phục vụ khách tham quan du lịch tại các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh”, Nghệ nhân Đinh Chương bày tỏ.
Bản sắc văn hoá của đồng bào Ba Na Kriêm huyện Vĩnh Thạnh được hình thành trong quá trình lao động, phát triển sản xuất và thể hiện những nét đặc sắc riêng của mình. Trong quá trình đó, đồng bào Ba Na Kriêm làm phong phú đời sống tinh thần bằng những bài Sử thi - Hơmon, dân ca Ba Na, các nhạc cụ truyền thống như: T’rưng, pơlơngkhơng, đàn, sáo; nghề dệt thổ cẩm, đan lát, các trò chơi dân gian. Các nghi lễ, lễ hội truyền thống như: Lễ ăn cốm lúa mới, lễ mừng nhà rông mới, lễ hội đâm trâu, lễ đặt tên... Từ những đời sống văn hoá truyền thống được kết tinh trong văn hóa cộng đồng qua lao động cần cù và tình yêu thiên nhiên của đồng bào Ba Na.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Yang Danh cho biết, những người có uy tín trong bản làng không chỉ là “kho tàng sống” của văn hóa dân tộc mà còn là cầu nối quan trọng giúp cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các chương trình bảo tồn văn hóa do Đảng, Nhà nước khởi xướng và luôn là người đầu tiên khuyến khích mọi người cùng tham gia vào việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vùng đồng bào DTTS, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ IV - năm 2024, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đề nghị tỉnh Bình Định cần quan tâm công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên người DTTS; đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cũng chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian tới tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác, chính sách dân tộc, phát huy truyền thống đại đoàn kết quý báu của các dân tộc trong sản xuất và đời sống; tăng cường vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong việc vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực phát triển sản xuất, xây dựng khu dân cư đoàn kết, phát triển, nhất là trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Hướng đến Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2024), ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định.
N. Phê - L. Bình
16:20 21/11/2024Hương Trà
14:31 19/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Thanh Giang
20:29 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên