Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

AIPA 2020: Đẩy mạnh hợp tác nghị viện trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa

Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Thứ năm, 30/07/2020 - 20:57

Ông Martin Chugon nhấn mạnh hành động của nghị viện các nước trong thời điểm này đóng vai trò quan trọng để tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu, chương trình vì sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu khai mạc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong khuôn khổ năm Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) nhiệm kỳ 2019-2020, chiều 30/7, Quốc hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững” (AIPA-ECC).

Hội nghị lần này là sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam, Chủ tịch AIPA 2020 với mong muốn các nghị viện thành viên, đối tác cùng nhau thảo luận về cơ chế hợp tác liên nghị viện AIPA trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 2020 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc; qua đó góp phần duy trì bản sắc văn hóa, xây dựng cộng đồng ASEAN phồn vinh, thịnh vượng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ: Thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng và cấp bách như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, xung đột sắc tộc, những hệ lụy trong quá trình phát triển, đô thị hóa.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu từ cuối năm 2019 đến nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, cướp đi sinh mạng, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân trong khu vực và trên thế giới.

Đây là trở ngại trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững bao gồm 17 mục tiêu để chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.

“Với vai trò là các nhà lập pháp, chúng ta cần có hành động để thực hiện trách nhiệm và cam kết đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững như đã được khẳng định trong Tuyên bố Hà Nội tại Đại hội đồng IPU-132 với chủ đề 'Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động' vào tháng 4/2015.

Trong khuôn khổ của Hội nghị lần này, chúng ta sẽ tập trung cho chủ đề hợp tác giáo dục và văn hóa. Đây là những vấn đề lớn có ý nghĩa trong việc xây dựng Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN,” Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, trong những năm qua, hợp tác giáo dục và văn hóa giữa các nước ASEAN ngày càng được tăng cường, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục trong khối ASEAN hiện vẫn gặp một số trở ngại.

Đó là khoảng cách về giáo dục giữa các nước thành viên vẫn còn khá lớn về chất lượng, trình độ quản lý, ngân sách dành cho giáo dục, thiếu tính kết nối giữa các hệ thống đào tạo khác nhau, việc công nhận bằng cấp của nhau và quốc tế hóa bằng cấp trong khu vực...

Bên cạnh đó, việc bảo tồn các di sản văn hóa trong ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm và hệ quả của việc khai thác du lịch quá mức.

 Quang cảnh hội nghị trực tuyến 'Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững.' (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chugon nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã đe dọa, thậm chí đẩy lùi những kết quả mà cộng đồng đạt được trong suốt thời gian qua. Do vậy, hành động của nghị viện các nước trong thời điểm này đóng vai trò vô cùng quan trọng để tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu, chương trình vì sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Các đại biểu đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hợp tác giáo dục và hợp tác văn hóa, trong đó làm rõ vai trò của nghị viện trong xây dựng cơ chế pháp lý chung công nhận chất lượng giáo dục và liên thông trình độ giữa các quốc gia trong khu vực; cơ chế hợp tác trong phát triển giáo dục từ xa, giáo dục trực tuyến trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19; thảo luận về việc xây dựng hành lang pháp lý, bảo tồn và kết nối di sản văn hóa trong khu vực ASEAN để phát triển du lịch bền vững...

Đại diện Việt Nam, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, hội nhập để phát triển, hợp tác nhằm tạo nên sức mạnh để thay đổi, thích ứng với một thế giới mới là rất cần thiết, đặc biệt là các nước đang phát triển như đa số thành viên ASEAN.

Đại diện Đoàn Việt Nam đề xuất cần thiết tổ chức Hội nghị thường niên của AIPA trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và trong hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững; thúc đẩy hợp tác giữa các nghị viện thành viên AIPA trong việc xây dựng, hoàn thiện luật pháp văn hóa, giáo dục; tạo hành lang pháp lý liên thông giáo dục trong khối ASEAN, các hình thức đào tạo mới từ xa, trực tuyến để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh và tình hình mới.

Đoàn Việt Nam cũng đề xuất hoàn thiện cơ chế giám sát của AIPA để thúc đẩy ASEAN nói chung, các chính phủ thành viên nói riêng thực hiện cam kết khu vực về văn hóa, giáo dục, đồng thời khuyến nghị xây dựng bản đồ di sản văn hóa để bảo tồn toàn vẹn không gian và văn hóa dân tộc mình; xây dựng con đường di sản văn hóa nhằm kết nối giao lưu các nền văn hóa ASEAN...

Nhiều ý kiến khuyến nghị, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong khu vực và trên toàn thế giới, các nghị viện thành viên AIPA cần xây dựng hành lang pháp lý cho giáo dục từ xa, trực tuyến, nhằm đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các thành viên cần thúc đẩy liên thông giáo dục trong khu vực ASEAN để tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của toàn khu vực.

Đại diện Đoàn Thái Lan chia sẻ: Thái Lan có một dự án truyền hình giáo dục từ xa khởi động từ ngày 5/12/1995 nhằm loại trừ bất bình đẳng trong giáo dục. Trong thời kỳ dịch COVID-19, việc đóng cửa trường học là một trong các biện pháp của Chính phủ nhằm kiểm soát và kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Dự án trên được áp dụng cho trẻ em Thái Lan ở mọi cấp học như một hệ thống học tập thay thế trước khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 7, giúp học sinh ôn tập các môn học và duy trì học tập trước khi quay lại nhà trường.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

(Thanh tra) - Hướng đến Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2024), ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định.

N. Phê - L. Bình

16:20 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm