Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/04/2016 - 06:41
(Thanh tra) - Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay cho biết, sẽ huy động khoảng 2.600 thanh niên tình nguyện đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tham gia phục vụ.
2.600 thanh niên tình nguyện tham gia phục vụ lễ hội. Ảnh: ND
Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 12 - 16/4/2016 (tức từ ngày 6 - 10/3 Âm lịch). Phần lễ về cơ bản vẫn giữ ổn định như các năm trước, bao gồm: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng do TP Việt Trì tổ chức (từ 7 giờ ngày 11/4); lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ (từ 6 giờ 30 ngày 12/4) và lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven Di tích Đền Hùng (7 giờ 30 ngày 14/4).
Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra vào 7 giờ ngày 16/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch) tại Đền Thượng, trên núi Nghĩa Lĩnh. Các địa phương trong tỉnh cũng như cả nước, nơi có đền thờ Hùng Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng thời Hùng Vương đồng loạt tổ chức dâng hương cùng thời điểm này.
Ông Lưu Quang Huy, Giám đốc Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng cho biết, theo Đề án Giỗ Tổ Hùng Vương thì mỗi một năm, Phú Thọ sẽ mời 3 đến 5 tỉnh cùng tham gia tổ chức. Năm nay, cùng tham gia Lễ Giỗ Tổ với Phú Thọ sẽ có 3 tỉnh là Cà Mau, Bình Thuận và Hưng Yên.
“Mời các tỉnh tham gia Giỗ Tổ để khẳng định Vua Hùng là Tổ chung của người Việt. Các tỉnh tham gia Giỗ Tổ thì người cao nhất của tỉnh sẽ mặc áo lễ giống các đồng chí của tỉnh Phú Thọ trong lễ dâng hương. Ban Tổ chức cũng sẽ dành riêng ngày 9/3 (âm lịch) để các tỉnh dâng lễ tại đền Thượng”, ông Huy nhấn mạnh.
Lập đường dây nóng cung cấp địa điểm “chặt chém”
Ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016 cho biết, Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới. Lễ hội thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng bánh giày khủng tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016… Chúng tôi cũng cung cấp đường dây nóng 0210.3860.026 hoặc 0210.6551.666 nhằm thông báo những địa điểm “chặt chém” để Ban Tổ chức kịp thời can thiệp.
Giỗ Tổ năm nay, ngoài phần lễ, điểm nhấn của phần hội sẽ là lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì 2016, bao gồm diễu hành nghệ thuật trên đường Trần Phú, biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu Trống Đồng và bắn pháo hoa tầm cao tại hồ công viên Văn Lang.
Cùng với đó là triển lãm tư liệu ảnh chủ đề “Nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - bản sắc cội nguồn dân tộc”; trưng bày tư liệu, hiện vật về văn hóa phi vật thể hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương… nhằm quảng bá di sản hát Xoan, từ 8 giờ ngày 11/4 đến 16/4 tại sân Trung tâm Lễ hội Đền Hùng sẽ diễn hội trại văn hóa và liên hoan văn nghệ quần chúng, hát Xoan và dân ca Phú Thọ.
Đại diện Ban Tổ chức còn cho biết, năm ngoái Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã đón 7 triệu lượt người hành hương về Phú Thọ. Năm nay, dù không phải năm chẵn nhưng lễ hội dự kiến sẽ đón ít nhất từ 6 đến 7 triệu người đến dự. Vì thế, công tác tổ chức hết sức nặng nề. Với phương châm, phục vụ khách hành hương hài lòng nhất khi về dự Giỗ Tổ nên Ban Tổ chức cam kết sẽ không có hiện tượng chặt chém về giá cả, không chèo kéo khách hành hương, không có ăn mày rải dọc đường, không bày bán thịt thú rừng một cách phản cảm, không tắc đường… Tất cả mọi vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh để đảm bảo môi trường lễ hội văn minh.
Sẽ có 3 tỉnh bạn cùng tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2016 với Phú Thọ. Ảnh: ND
Một điểm đáng lưu ý, hiện tượng cung tiến các lễ vật mang kích thước kỷ lục như trong các mùa Giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng trước và trong năm nay cũng vậy, các vật phẩm cung tiến mang tính kỷ lục mà không phù hợp với thuần phong mỹ tục và không có tính thực tế lịch sử thì Ban Tổ chức sẽ từ chối và không nhận.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân tham quan, trẩy hội, với vai trò trọng tâm trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các ngành, các đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát, tham mưu Ban Tổ chức xây dựng, triển khai phương án phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho nhân dân về dự lễ hội.
Ngoài ra, Công an Phú Thọ còn tích cực phối hợp với công an các tỉnh, TP: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái… thực hiện phân luồng giao thông từ xa, đảm bảo không xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông; tổ chức khảo sát các tuyến đường, các bến, bãi đỗ xe, đề xuất mở các bãi xe dự phòng trong trường hợp lượng phương tiện tăng đột biến; huy động tối đa lực lượng Cảnh sát giao thông để triển khai phân luồng, chống ùn tắc; bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận và giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự an toàn giao thông.
Nam Dũng
Theo sử sách ghi lại, hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm. Từ thời các vua Hùng dựng nước, hát Xoan được tổ chức vào mùa Xuân để đón chào năm mới, không chỉ để ca hát mà còn là để cầu trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no đủ, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an và chúc tụng Vua Hùng.
Từ lâu, hát Xoan đã gắn liền với lễ hội, với nhu cầu tâm linh của đời sống người dân. Tên gọi và nguồn gốc hát Xoan đều gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước.
Theo các nhà nghiên cứu, hai di sản hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tuy hai mà một, gắn kết với nhau. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tồn tại và phát huy được, trong nghi thức có hát Xoan.
Đây là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016, ghi dấu hát Xoan Phú Thọ sau 5 năm được UNESCO vinh danh, là năm cuối cùng để Phú Thọ đưa hát Xoan thoát ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp.
Vì thế trong những ngày diễn ra Lễ hội, tại sân trung tâm lễ hội sẽ diễn ra các buổi biểu diễn hát Xoan và dân ca Phú Thọ; tại Bảo tàng Hùng Vương, TP Việt Trì cũng sẽ diễn ra các buổi liên hoan hát Xoan của thanh, thiếu niên nhằm khẳng định hát Xoan đã được trao truyền và lan tỏa không chỉ ở người lớn tuổi mà còn ở cả thế hệ trẻ.
Tại các bảo tàng ở TP Việt trì và Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cũng được tổ chức triển lãm trưng bày các hiện vật, tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, tại các làng Xoan cổ ở xã Kim Đức, Hùng Lô sẽ diễn ra chương trình hát Xoan cổ gắn với điểm du lịch di sản văn hóa. Các tiết mục hát Xoan do những nghệ nhân kế cận biểu diễn.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các huyện, TP, thị xã trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp hát Xoan Phú Thọ.
Thủy Thủy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà