Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam tuân thủ tương đối đầy đủ các yêu cầu của UNCAC

Thứ sáu, 07/09/2012 - 14:42

(Thanh tra) - Khuôn khổ pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam cơ bản phù hợp với các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC). Đó là đánh giá của Việt Nam và các chuyên gia quốc tế tại hội nghị truyền thông về kết quả việc thực hiện UNCAC của Việt Nam, diễn ra sáng ngày 7/9.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì hội nghị

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong chu trình đánh giá, Việt Nam tập trung vào các quy định tại Chương III về Hình sự hóa và thực thi pháp luật và Chương IV về Hợp tác quốc tế, gồm 35 điều, 180 nội dung cụ thể, trong đó có 145 nội dung về mức độ tuân thủ, 35 nội dung về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật.

Trong 145 nội dung về mức độ tuân thủ (tương ứng với 145 yêu cầu của Công ước) có 96 yêu cầu mang tính bắt buộc phải áp dụng, quy định hoặc thực hiện; 28 yêu cầu mang tính bắt buộc phải xem xét để áp dụng, thực hiện hoặc thông qua và 21 yêu cầu có thể xem xét để thực hiện hoặc áp dụng.

Các nội dung về mức độ tuân thủ được phân loại thực hiện theo 4 cấp độ, gồm: Phương án 1 - đã ban hành và thực hiện đầy đủ; phương án 2 - đã ban hành và thực hiện nhưng chưa đầy đủ; phương án 3 - chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ; phương án 4 - không có thông tin về việc này.

Báo cáo Kết quả thực thi, đánh giá thực thi UNCAC của Thanh tra Chính phủ cho thấy, Việt Nam đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước trong phạm vi nội dung thuộc Chu trình đánh giá đầu tiên.

Việt Nam đã ban hành, tuân thủ và thực hiện đầy đủ 102/145 yêu cầu của Công ước; đã ban hành, tuân thủ và thực hiện nhưng chưa đầy đủ 29/145 yêu cầu của Công ước; chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ 14 yêu cầu của Công ước (chủ yếu là các nội dung Việt Nam đã tuyên bố, bảo lưu hoặc mang tính khuyến nghị).

Việc lựa chọn phương án 2 đối với 29 yêu cầu và phương án 3 đối với 14 yêu cầu đã phản ánh đúng thực trạng hệ thống pháp luật, nhất quán với nội dung bảo lưu và tuyên bố của Việt Nam khi phê chuẩn Công ước.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhận diện được một cách cụ thể các nội dung còn chưa phù hợp và những khó khăn, thách thức đặt ra trong việc đáp ứng đầy đủ, toàn diện hơn các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp. 

Toàn cảnh Hội nghị Truyền thông Báo cáo Quốc gia thực thi UNCAC của Việt Nam

Nhóm chuyên gia quốc tế (bao gồm chuyên gia của I-ta-li-a, Li-băng, với sự hỗ trợ của Ban Thư ký) cũng đưa ra những bình luận cơ bản tương đồng với kết quả đánh giá của Việt Nam.

Về quy trình đánh giá (theo Nghị quyết của Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước), Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đặt ra và là một trong số những quốc gia đầu tiên hoàn thành quá trình đánh giá trong năm thứ hai. Các chuyên gia quốc tế cũng cơ bản thống nhất kết quả đánh giá thực thi với phương án lựa chọn của Việt Nam, trên cơ sở đó có phân tích và so sánh cụ thể hơn về mức độ đáp ứng các yêu cầu của Công ước ở cả khía cạnh các quy định pháp luật, thực tiễn thi hành, cũng như nhận diện cụ thể về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật.


Bà Pratibha Mehta, điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã tổ chức tốt quá trình xây dựng Báo cáo Quốc gia, đáp ứng tốt các yêu cầu của Cơ chế đánh giá. “Liên hợp quốc đặc biệt chú ý hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực liên quan đến báo cáo công khai, khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự; các hoạt động để thu thập, trao đổi, phân tích thông tin về tham nhũng”, bà Pratibha Mehta nhấn mạnh.

Ông Bryan Fornari, Phó Ban Hợp tác phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc tổ chức xây dựng Báo cáo. Ông Fornari đã chỉ ra các thách thức trong tương lai dành cho Việt Nam liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật và hi vọng rằng, Báo cáo tự đánh giá sẽ là sản phẩm đầu vào để sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng 2005.

Tại hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết: Việc xây dựng Báo cáo Quốc gia thực thi Công ước là một việc làm mới đối với Việt Nam. Với trách nhiệm của một quốc gia thành viên Công ước, Việt Nam đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Việt Nam cũng xác định đây là cơ hội quan trọng để các cơ quan chức năng rà soát lại toàn diện hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.
 

Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm