Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trách nhiệm của cán bộ tiếp dân cao hơn

Thứ ba, 04/02/2014 - 07:05

(Thanh tra)- +Nhìn lại cả một chặng đường dài của nghề tiếp dân với bộ khung pháp lý chưa đầy đủ, khi Dự án Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua, ông có điều gì để chia sẻ?

Ngày 27/9/2013, tại Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tại Hà Nội, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh và Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh đã tiếp công dân khu vực Ao Thước Thợ, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Dung

- Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp công dân với 9 chương, 36 điều, có hiệu lực từ 1/7/2014. Phải nói rằng, đây là một dấu mốc quan trọng đối với mỗi cán bộ tiếp dân nói riêng, với cả ngành Thanh tra - cơ quan được giao chức năng quản lý Nhà nước và tham mưu chính về lĩnh vực này - nói chung. Điều đó cho thấy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định tiếp công dân là công tác quan trọng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta. Tất nhiên, sự quan tâm này từ trước đó là rất rõ nét. Có thể đơn cử như việc kiện toàn hệ thống cán bộ tiếp dân qua Đề án Đổi mới công tác tiếp dân, việc chuyên biệt hóa đội ngũ này khi thành lập Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư tại Nghị định 83/2012/NĐ-CP…Cá nhân tôi cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn những chế tài qui định cụ thể về công tác tiếp dân được luật hóa. Bởi lẽ, gắn bó với ngành, với lĩnh vực này gần 20 năm qua, tôi hiểu khá cặn kẽ những rủi ro mà mỗi cán bộ tiếp dân có thể gặp phải khi không có đủ các qui định minh bạch. Đồng thời, tôi cũng hiểu những kỳ vọng, yêu cầu mà mỗi người dân gửi gắm vào từng cán bộ tiếp dân trong vai trò là cầu nối chuyển tải nguyện vọng, đề đạt và cả tâm huyết người dân gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước để xây dựng đất nước dân chủ "của dân, do dân và vì dân". Ở một góc độ khác, khi chứng kiến sự lo lắng, chăm lo từ bình nước uống, chỗ ngồi... cho công dân đi khiếu nại, tố cáo của các lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo ngành Thanh tra khi đến thăm Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước khi kiểm tra công tác tiếp dân, chúng tôi càng hiểu thêm rằng, công tác tiếp dân rất được coi trọng. Hiểu và gắn bó với công tác tiếp dân, chúng tôi, những cán bộ làm công tác tiếp dân rất vui mừng, phấn khởi khi Dự án Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua. Nói một cách đơn giản nhất, mỗi cán bộ tiếp dân thấy mình được trang bị hành lang pháp lý đủ rộng và trọng trách cũng nặng nề hơn khi thực thi công vụ.+ Nói như vậy, mỗi cán bộ tiếp dân cần hiểu về Luật Tiếp công dân như thế nào, thưa ông? Năm 2013, Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tiếp 24.261 lượt người đến trình bày 5.772 vụ việc với 671 lượt đoàn đông người. Trong đó, Trụ sở tại Hà Nội tiếp 20.665 lượt với 4770 vụ việc; TP Hồ Chí Minh tiếp 3.596 lượt người với 1.002 việc. 3.860/5.772 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước cũng đã tiếp nhận 16.903 đơn (tăng 16,41% so với năm ngoái), đã xử lý 16.553 đơn KN, TC, phản ánh. - Về  phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, luật quy định về trách nhiệm tổ chức tiếp công dân của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; trách nhiệm tiếp công dân của Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước; trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ tiếp công dân. Mặt khác, luật còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân; trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân, người tiếp công dân; công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đến trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân để khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; công dân đến trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân để tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Về việc tiếp đại diện cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tố cáo, luật quy định áp dụng như đối với tiếp công dân.+ Luật hóa về công tác tiếp dân cũng đồng nghĩa với lần đầu tiên nơi tiếp công dân được qui định trong luật, đúng không, thưa anh?- Đúng. Lần đầu tiên luật quy định rõ về nơi tiếp công dân gồm: Trụ sở tiếp công dân; địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp. Theo đó, trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở T.Ư hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại T.Ư hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở T.Ư hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết. Trụ sở tiếp công dân gồm: Trụ sở tiếp công dân ở T.Ư; trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (cấp tỉnh); trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (cấp huyện). Luật cũng quy định về thành lập ban tiếp công dân để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp, phối hợp cùng đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân. Theo đó, ban tiếp công dân T.Ư thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các trụ sở tiếp công dân ở T.Ư; ban tiếp công dân cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh, thành lập, trực thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh, do 1 Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý; ban tiếp công dân cấp huyện do UBND cấp huyện thành lập, trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, do 1 Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý.Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp bộ trở xuống, Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước khu vực, bố trí địa điểm tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan mình.Đối với Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Văn phòng UBND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đã tham gia tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân ở T.Ư, trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện thì không bố trí địa điểm tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan.Ông Nguyễn Hồng Điệp. Ảnh: Nguyễn Dung+ Khi dự thảo luật còn đang được lấy ý kiến, không ít người cho rằng, việc qui định lịch tiếp dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh, bộ trưởng là quá cụ thể. Trong thực tế, không ít bhủ tịch UBND cấp tỉnh, bộ trưởng "ngại" tiếp dân. Theo ông, Luật Tiếp công dân có khắc phục được "bệnh" xa dân nói trên?- Về trách nhiệm tiếp công dân, luật quy định Văn phòng T.Ư Đảng, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử đại diện phối hợp cùng ban tiếp công dân T.Ư thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân ở T.Ư; Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh cử đại diện phối hợp cùng ban tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân cấp huyện.Tổng Thanh tra, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở cấp mình ít nhất 1 ngày trong 1 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất; chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 2 ngày trong 1 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất. Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất 1 ngày trong 1 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất.Các cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội hoặc nơi tiếp công dân do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết. Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc nơi tiếp công dân do Đoàn Đại biểu Quốc hội bố trí theo sự phân công của Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội hoặc khi thấy cần thiết. Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cùng cấp hoặc tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực HĐND cùng cấp. Đại biểu HĐND cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở UBND cùng cấp.Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập bộ phận tiếp công dân hoặc bố trí công chức thuộc thanh tra bộ làm công tác tiếp công dân; Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh bố trí công chức thuộc thanh tra cơ quan làm công tác tiếp công dân; Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước khu vực có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân và bố trí địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.Việc tiếp công dân của cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và việc tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện do chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ quan.Có thể nói, các qui định của luật rất cụ thể và chi tiết. Do vậy, tôi cho rằng "bệnh" xa dân, né tránh, "ngại" tiếp dân sẽ được khắc phục. Theo đó, hiệu quả của công tác tiếp dân được nâng cao, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội.+ Xin trân trọng cảm ơn ông!Nguyễn Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm