Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/02/2012 - 23:08
(Thanh tra) - Đó là thông tin được Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đưa ra trong buổi làm việc với đại diện Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam sáng 8/2.
Quang cảnh buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có ông Renwik Irvine, Trưởng nhóm Thể chế và Phát triển xã hội, DFID Việt Nam; ông Richard Homer, cán bộ chính trị, Đại sứ quán Anh và bà Kim Liên, cố vấn thể chế của DFID Việt Nam.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc xây dựng Luật Tiếp công dân, sự cần thiết phải ban hành luật này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và bảo đảm quyền công dân, khung thời gian xây dựng luật, những khác biệt cũng như tác động, hiệu quả của luật khi được xây dựng và ban hành...
Theo Phó Tổng Thanh tra, sau khi Trung ương Đảng, Nhà nước thống nhất đưa ra mô hình mới tổ chức Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Chính phủ ban hành Nghị định 89 về tiếp công dân. Sau một thời gian tổ chức thực hiện, sơ kết và đánh giá, có những chế định cần nâng lên thành luật nên đưa một số điểm vào Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và tách thành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo được Quốc hội thông qua cuối 2011. Trong quá trình xây dựng hai luật này, nội dung về tiếp công dân đã gây nhiều tranh luận để xác định đặt trong luật nào, nội dung chỉ liên quan đến khiếu nại, tố cáo hay còn rộng hơn… Hiện nội dung này là một chương trong Luật Khiếu nại. Tuy nhiên, cả cơ sở pháp lý và căn cứ thực tiễn đưa đến cần xây dựng Luật Tiếp công dân; và trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội đã phê duyệt và giao cho Thanh tra Chính phủ xây dựng luật này.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh: Luật Tiếp công dân có nhiều điểm khác biệt, chủ yếu sẽ tạo ra sự thuận lợi, thông thoáng trong quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan Nhà nước, các tổ chức với người dân. Khi luật hóa đủ chi tiết và tính khả thi, sẽ giúp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức với người dân. Bên cạnh đó, luật sẽ xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong việc giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của người dân, đặc biệt khi một vụ việc liên quan đến nhiều bộ, ngành, tổ chức Đảng, đoàn thể… Theo đó, luật này không chỉ là công cụ hành chính thực hiện quản lý Nhà nước mà sẽ góp phần đổi mới hoạt động, thông qua đó để đánh giá hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Một điểm bất lợi với Thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng Luật Tiếp công dân là hiện chưa có nguồn hỗ trợ do các chương trình hỗ trợ trước đây đều dành chung cho Luật Khiếu nại, Tố cáo.
Đại diện DFID tại Việt Nam đánh giá cao các thông tin thiết thực trên và cho biết sẽ thảo luận về việc hỗ trợ xây dựng Luật Tiếp công dân.
Hiện Thanh tra Chính phủ đang tích cực tiến hành hoạt động xây dựng thể chế như: Đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng, triển khai các Luật: Thanh tra, Khiếu nại, Tố cáo…
Dương Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà