Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sơn La: Các chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 đều tăng

Trần Kiên

Thứ năm, 06/06/2024 - 12:35

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về kết quả tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023. Theo đó, các chỉ số đánh giá đều tăng điểm so với năm 2022.

Cụm Thi đua số IV, Thanh tra 7 tỉnh biên giới miền núi phía Bắc (Thanh tra tỉnh Sơn La làm Cụm phó) tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập. Ảnh: TK

Tổng điểm đạt 77,89/100 điểm

Thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và Kế hoạch số 198/KH-TTCP ngày 6/2/2024 của Thanh tra Chính phủ về đánh giá công tác PCTN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023; Quyết định số 157/QĐ-TTCP ngày 29/3/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành “bộ chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023”; UBND tỉnh Sơn La tự đánh giá công tác PCTN tại địa phương từ ngày 16/12/2022 đến ngày 31/12/2023. Kết quả chấm điểm đạt tổng số điểm 77,89/100 điểm, tăng 5,37 điểm so với năm 2022 (năm 2022, Thanh tra Chính phủ chấm đạt 72,52/100 điểm).

Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, kết quả chấm điểm đạt 20/20 điểm, bằng điểm năm 2022, trong đó: Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN đạt 5/5 điểm; việc tổ chức thực hiện đạt 15/15 điểm.

Đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kết quả chấm điểm đạt 23,89/30 điểm, tăng 1,02 điểm so với năm 2022 (đạt 22,87/30 điểm), trong đó: Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước đạt 22,89/27 điểm; công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước đạt 1/3 điểm.

Đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng, kết quả chấm điểm đạt 28,65/40 điểm, tăng 3,76 điểm so với năm 2022 (đạt 24,89/40 điểm), trong đó: Việc phát hiện hành vi tham nhũng đạt 7,28/12 điểm; việc xử lý tham nhũng đạt 19,37/20 điểm; kết quả xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN đạt 2/8 điểm.

Đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, kết quả chấm điểm đạt 5,35/10 điểm, tăng 0,59 điểm so với năm 2022 (đạt 4,76/10 điểm), trong đó: Đánh giá kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết đơn tố cáo, phản ánh đạt 2/5 điểm; đánh giá kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đạt 3,35/5 điểm.

Theo UBND tỉnh Sơn La, năm 2023, các cấp, các ngành của tỉnh đã tập trung cao trong việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn. Qua đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đã có nhiều đổi mới và sáng tạo; việc rà soát, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về PCTN để tổ chức thực hiện hiệu quả Luật PCTN đã được quan tâm ngay từ đầu năm; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN được tăng cường, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế, phát huy những mặt tích cực trong thực hiện công tác PCTN tại các cơ quan, đơn vị.

Kết quả công tác PCTN trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng. Các chỉ số đánh giá của tỉnh năm 2023 theo bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ đều tăng hơn so với năm 2022, trong đó có 45/63 tiêu chí đạt điểm tối đa.

Thanh tra tỉnh Sơn La công bố kết luận thanh tra trách nhiệm công tác PCTN tại UBND huyện Bắc Yên mới đây. Ảnh: Thanh tra tỉnh Sơn La

Còn khó khăn, vướng mắc

Theo UBND tỉnh Sơn La, công tác PCTN của tỉnh đã được triển khai quyết liệt và đạt được một số kết quả quan trọng, song cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện một số nội dung mới của Luật PCTN năm 2018, do chưa có hướng dẫn cụ thể hoặc khi triển khai phụ thuộc vào điều kiện khách quan, như: Thanh tra đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước phải có dấu hiệu thực hiện không đúng hoặc có đơn phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm… nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng, nhất là trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích.

Qua giám sát, kiểm tra, thanh tra, đã phát hiện vi phạm, tuy nhiên, việc chứng minh hành vi tham nhũng, tiêu cực của đối tượng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ tham mưu thực hiện nhiệm vụ PCTN của một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu được giao. Tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên có mặt còn hạn chế.

Các khó khăn, vướng mắc được xác định xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, như:

PCTN là lĩnh vực khó, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân. Việc phát hiện và chứng minh hành vi tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong một số vụ việc sai phạm rất khó khăn, phức tạp.

PCTN có phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong bộ máy các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng mới triển khai tập trung ở khu vực công và đối với người có chức vụ, quyền hạn, trong khi các mối quan hệ kinh tế - xã hội bên ngoài khu vực Nhà nước làm nảy sinh tham nhũng đan xen, phức tạp.

Cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội có nội dung chưa theo kịp sự phát triển của xã hội; một số quy định của pháp luật liên quan tới việc phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng chưa được quy định đầy đủ, thiếu sức răn đe đối với hành vi tham nhũng.

Vai trò, trách nhiệm của một số tổ chức xã hội và Nhân dân trong PCTN chưa được phát huy; cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa mạnh dạn tố cáo hành vi vi phạm và tham nhũng.

Mặt khác, công tác tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

Chưa có giải pháp cụ thể quyết liệt để phát huy vai trò và trách nhiệm của Ban Thanh tra Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là người dân trong phát hiện, đấu tranh PCTN.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm