Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Nguyễn Văn Thạnh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Hương Giang

Thứ ba, 09/01/2024 - 18:30

(Thanh tra) - Ông Nguyễn Văn Thạnh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Thạnh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Ngày 9/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 956 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tại nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Đơn vị Bầu cử số 1 tỉnh An Giang.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, sinh năm 1972 tại xã Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Ông là Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh An Giang, trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV với tỷ lệ 68,82%.

Trước khi trở thành Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh An Giang, ông Thạnh từng làm Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Tịnh Biên; kiểm sát viên trung cấp, Viện trưởng Viện KSND huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Tại kỳ họp thứ 22 từ ngày 1 - 2/11/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 20 đối với một số tổ chức Đảng, đảng viên ở tỉnh An Giang.

Ông Nguyễn Văn Thạnh nằm trong số các cán bộ của tỉnh An Giang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật với mức cảnh cáo.

Qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự Đảng Viện KSND tỉnh An Giang trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy tổ chức Đảng này đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế Làm việc; không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Cán sự Đảng Viện KSND tỉnh An Giang cũng buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Đây là những vi phạm kéo dài nhiều năm nhưng chậm phát hiện, xử lý, gây hậu quả nghiêm trọng; nhiều cán bộ, đảng viên trong các cơ quan trên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, đến uy tín của các tổ chức Đảng và các ngành chức năng, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm