Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Hữu Chính
Thứ bảy, 08/06/2024 - 09:57
(Thanh tra) - “Chi phí không chính thức” là chỉ số mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) quan tâm, để lựa chọn địa điểm đầu tư. 3 năm gần đây, chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Bình liên tục tăng rõ rệt nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình tiếp công dân. Ảnh: Lê Hữu Chính
Chi phí không chính thức là chỉ số đo lường các chi phí mà DN phải bỏ ra để chi trả các khoản không liên quan đến sản xuất, đầu tư. Đây là chỉ số khá “nhạy cảm” trong 10 chỉ số thành phần cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Sự có mặt của chỉ số là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư, DN cân nhắc lựa chọn đầu tư.
Năm 2021, theo báo cáo chỉ số PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, tỉnh Quảng Bình được 61,17 điểm, xếp thứ 57/63 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó Chỉ số Chi phí không chính thức được 5,84 điểm (tăng 0,88 điểm so với năm 2020).
Năm 2022, tỉnh Quảng Bình được 63,41 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 2,24 điểm, 9 bậc so với năm 2021, trong đó Chỉ số Chi phí không chính thức 6,1 điểm (tăng 0,62 điểm so với năm 2021).
Năm 2023, tỉnh Quảng Bình được 65,15 điểm, tăng 1,74 điểm so với năm 2022, trong đó Chỉ số Chi phí không chính thức 6,86 điểm (tăng 0,76 điểm so với năm 2022). Trong 10 chỉ số thành phần trong bộ chỉ số của PCI, Chỉ số Chi phí không chính thức tăng điểm rõ rệt.
Để đạt được những kết quả đó, Thanh tra tỉnh đã áp dụng tổng thể nhiều biện pháp cụ thể:
Hàng năm, Thanh tra tỉnh đã chủ trì, kiểm tra, rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN trên tinh thần mỗi DN chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần/năm, đảm bảo không chồng chéo, gây phiền hà cho DN. Các cuộc thanh tra cơ bản tuân thủ đúng thời gian, thời hạn thanh tra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của DN.
Thanh tra tỉnh đã tham mưu, xây dựng đa dạng các kênh thông tin, tiếp nhận ý kiến phản hồi của DN, các tổ chức kinh tế về tố cáo hành vi nhũng nhiễu.
Lãnh đạo Thanh tra tỉnh đã tham gia các phiên tiếp công dân định kỳ của Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, bố trí cán bộ trực tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan để đảm bảo việc tiếp nhận thông tin tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của công dân một cách kịp thời.
Hàng quý, lãnh đạo Thanh tra tỉnh còn tham gia gặp gỡ, đối thoại với DN do UBND tỉnh tổ chức để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của DN và tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động.
Xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào những lĩnh vực nóng dư luận xã hội quan tâm; vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19; thanh tra các dự án khu nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản; thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và công tác thu, quản lý, sử dụng nguồn thu từ đất; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước của các DN.
Trong năm 2021, 2022, 2023, Thanh tra tỉnh không nhận được đơn thư tố cáo, kiến nghị, phản ánh nào của DN liên quan đến hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà và đòi hỏi các chi phí không chính thức.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai các giải pháp góp phần cải thiện Chỉ số Chi phí không chính thức bằng các biện pháp như: Niêm yết công khai thủ tục hành chính (TTHC); tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC. Nâng cao trách nhiệm, thái độ ứng xử làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với DN.
Do đó, qua báo cáo của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố, trong các năm 2021, 2022, 2023, không có hiện tượng các DN phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; không có hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN.
Nhằm nâng cao thứ hạng chỉ tiêu chi phí không chính thức trong năm 2024, Thanh tra tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ; đẩy nhanh tiến trình tinh gọn TTHC, công khai, minh bạch hoạt động thông qua việc tăng cường sự kết nối, liên thông trong ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết TTHC trực tuyến bảo đảm an toàn, nhanh chóng, hạn chế việc người dân, DN phải tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, công chức.
Đặc biệt người đứng đầu cơ quan Nhà nước phải gương mẫu, thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, nêu cao đạo đức công vụ. Cần có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với Nhân dân và DN.
Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh tuyên truyền, phổ biến luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho các DN trong đó chú trọng Luật DN, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với DN để tiếp thu ý kiến, kiến nghị, phản ánh và giải quyết kịp thời cho DN. Quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN trong giải quyết công việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh