Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q. Đông
Thứ tư, 12/04/2023 - 21:24
(Thanh tra) - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Thanh Hóa về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", với khung hình phạt 10 - 20 năm tù.
Bị can Phạm Thị Hằng đã hưởng lợi cá nhân thông qua việc nâng khống giá thiết bị khi đấu thầu. Ảnh: BCA
Cùng bị truy tố còn 11 bị can khác, gồm: Trịnh Hữu Nghĩa, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GDĐT; Nguyễn Văn Phụng, Phó trưởng phòng; Lê Văn Cương, nguyên Trưởng phòng thuộc Sở GDĐT; Bùi Trí Thức, chuyên viên.
Nguyễn Quốc Việt, thẩm định viên Công ty BTC Value; Hồ Thị Sáu, nhân viên Công ty BTC Value.
Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa; Vũ Thị Ninh, Kế toán trưởng Công ty Sách.
Theo cáo trạng, đầu tháng 9/2019, khi biết Sở GDĐT Thanh Hóa có chủ trương tổ chức đấu thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1 cho các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn, bị can Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa gặp bà Hằng khi đó đang giữ chức vụ Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa xin được tạo điều kiện để trúng thầu.
Sau đó, bà Hằng chỉ đạo hai thuộc cấp là Lê Văn Cương, Nguyễn Văn Phụng tạo điều kiện cho công ty của Lê Thế Sơn tham gia thầu. Nguyễn Văn Phụng và các đồng phạm kết hợp với Sơn để "thông thầu" bằng thủ đoạn cách lập thông số kỹ thuật, cấu hình sao cho chỉ mặt hàng máy chiếu của Sơn đáp ứng được điều kiện.
Bên cạnh đó, nhóm các đối tượng cũng câu kết với nhau để định giá 222 bộ máy chiếu kèm tiền lắp đặt, tư vấn thẩm định là hơn 33 tỷ đồng. Doanh nghiệp của Sơn sau đó trúng thầu với giá hơn 32,6 tỷ đồng.
Sau khi vụ án được khởi tố, Hội đồng Định giá theo vụ việc tỉnh Thanh Hóa kết luận số hàng Sơn cung cấp chỉ có giá trị 25 tỷ đồng. Do đó, gói thầu số 1, các bị can gây thiệt hại hơn 7,6 tỷ đồng cho Nhà nước.
Tương tự, ở gói thầu số 2 mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy lớp 1 phục vụ sách giáo khoa mới năm 2020 - 2021 tại 512 trường, các bị can xây dựng giá thiết bị dạy học là hơn 88,5 tỷ đồng và doanh nghiệp của Sơn tiếp tục trúng thầu ở mức 87 tỷ đồng.
Theo định giá, số hàng này có giá trị thực hơn 73,7 tỷ đồng nên các bị can gây thiệt hại hơn 13,2 tỷ đồng.
Cơ quan truy tố kết luận, bị can Phạm Thị Hằng cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 20,8 tỷ đồng trong hai gói thầu mua sắm thiết bị cho các trường học trên địa bàn.
Quá trình thực hiện hai gói thầu trên, cơ quan điều tra xác định, bị can Sơn đến phòng làm việc của Nguyễn Văn Phụng đưa 6 tỷ đồng. Số tiền này, Phụng khai đưa cho Phạm Thị Hằng 3 tỷ đồng; Trịnh Hữu Nghĩa 1,65 tỷ đồng; Bùi Trí Thức 300 triệu đồng; Lê Văn Cương 250 triệu đồng; Nguyễn Văn Phụng lấy 700 triệu đồng. Còn lại 300 triệu đồng được sử dụng chung cho sở.
Quá trình điều tra, bị can Phạm Thị Hằng được ghi nhận thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và đã nộp 5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền