Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ tham nhũng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Thứ sáu, 07/10/2011 - 22:07

(Thanh tra) - Thẳng thắn, không né tránh, các đại biểu tham dự chỉ rõ những nguy cơ tham nhũng và hiến kế để hạn chế tham nhũng tại hội thảo hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát “Nguy cơ tham nhũng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản” ngày 7/10 do Viện Khoa học Thanh tra chủ trì.

Ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra chủ trì hội thảo

Quy hoạch sử dụng đất tùy tiện - nguy cơ tham nhũng

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cho rằng, những nguy cơ tham nhũng dự thảo nêu không chỉ giới hạn trong việc giao đất/cho thuê đất cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà là nguy cơ chung trong giao đất/cho thuê đất.

Ông Dương Thành Phố, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng nhận định, có một nguy cơ tham nhũng chưa được thể hiện trong dự thảo,đó là sự tùy tiện, chồng chéo trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. “Giá đất trước và sau quy hoạch rất khác nhau. Có người lợi dụng hệ số sử dụng đất để trục lợi khi phê duyệt quy hoạch. Nhiều khi rất bất bình nhưng không thể làm được gì và không thể xử lý được ai”, ông Phố nói.

Quang cảnh hội thảo


Đồng ý quan điểm, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam khẳng đinh, làm đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt sẽ hạn chế tham nhũng. Nhưng, trong quá trình thực hiện lại có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì lợi ích của doanh nghiệp. Lúc này sẽ xuất hiện tham nhũng vì việc giao đất/cho thuê đất để kinh doanh bất động sản mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Thành Nam, nguy cơ tham nhũng từ giá đất cao, nhưng hiện nay chưa xác định được giá đất thế nào là sát thị trường. Để hạn chế tham nhũng vấn đề đặt ra là phải giải bài toán chia lợi nhuận cho Nhà nước, người dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp từ việc giao đất để kinh doanh bất động sản. Vì khi có một kết quả rõ ràng buộc doanh nghiệp phải cân nhắc khi đầu tư và bỏ ra chi phí.

Phải tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đưa ra nhiều kiến nghị để hạn chế tham nhũng trong việc giao đất/cho thuê đất.

Theo ông Nguyễn Quang Khải, Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam, tham nhũng do độc quyền +  tùy tiện +  thiếu trách nhiệm giải trình + không công khai minh bạch cho nên để giảm tham nhũng trong lĩnh vực đất đai thì việc giao đất/cho thuê đất phải thông qua đấu thầu. “Đại diện tỉnh Hà Nam nêu chưa cơ quan nào xác định được giá đất thế nào là sát với thị trường thì thông qua đấu thầu sẽ làm được điều này”, ông Khải nói.

Ông Vũ Đức Canh, Phó Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh Ninh Bình khẳng định: Giá đất sát với thị trường thì nguy cơ tham nhũng sẽ được hạn chế


Đáp lời ông Khải, ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra nhận định, giá đất thị trường không ai, không cơ quan nào xác định được mà do chính thị trường xác định thông qua hình thức đấu thầu. Nhưng trong quá trình thực hiện lại vướng nhiều khâu dù Luật Đấu thầu quy định rõ ràng.

Bổ sung ý kiến, ông Ngô Duy Mai, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang nêu: Nếu tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất sẽ hạn chế tham nhũng kể cả có “quân xanh, quân đỏ”. Nếu không tổ chức đấu thầu thì tham nhũng sẽ rơi vào túi cá nhân, quyền lợi của Nhà nước, của người dân đều không được bảo đảm. Ông Mai đề nghị dự thảo cần phải kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách quản lý đất đai, giao đất/cho thuê đất đồng bộ, khép kín.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP Hà Nội băn khoan: Dự thảo nêu nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tham nhũng nhưng những nguyên nhân này không mới. Ông Sơn đề nghị dự thảo cần chỉ rõ khâu nào có nguy cơ tham nhũng lớn nhất và nguyên nhân tham nhũng ở từng khâu để có những giải pháp khả thi hơn.

 
4 khâu, 6 nguy cơ tham nhũng

Khảo sát ở 4 khâu trong quy trình giao/cho thê đất cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là: Chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư; chấp thuận chỉ tiêu, kiến trúc quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng và xác định nghĩa vụ tài chính tại 5 tỉnh, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, dự thảo đã chỉ ra 6 nguy cơ tham nhũng. Đó là: 1- nguy cơ tham nhũng từ giá trị tăng lên khi đất được giao/cho thuê với mục đích thương mại; 2- nguy cơ tham nhũng từ sự phức tạp, không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật hiện hành; 3- nguy cơ tham nhũng từ sự yếu kém trong quá trình thực hiện pháp luật; 4- nguy cơ tham nhũng từ sự thiếu công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong việc giao/cho thuê đất kinh doanh bất động sản; 5- nguy cơ tham nhũng từ sự chồng chéo, thiếu hiệu quả của bộ máy quản lý đất đai và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; 6- nguy cơ tham nhũng từ nhận thức và thái độ ứng xử của doanh nghiệp và người dân trong quan hệ với cơ quan công quyền.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, kết quả khảo sát, dự thảo đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật; thống nhất hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương; đổi mới trình tự, thủ tục giao, cho thuê đất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về đất đai; xử lý nghiêm vi phạm.


Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm