Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ năm, 10/10/2024 - 20:19
(Thanh tra) - 9 tháng năm 2024, UBND tỉnh Lai Châu và các cơ quan liên quan đã nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tạo môi trường làm việc công khai, minh bạch. Đáng chú ý, tỉnh đã phát sinh việc xem xét trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng tại đơn vị mình quản lý, cho thấy sự kiên quyết trong công tác PCTN của tỉnh.
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Sở Tư pháp, phát biểu khai mạc hội nghị phổ biến Luật PCTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Ảnh: Thu Hoài
Để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành 11 văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định về PCTN, tiêu cực. Những chỉ đạo kịp thời này đã giúp các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng phù hợp với điều kiện thực tế.
UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh rà soát, kiểm tra và công khai các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý. Trong kỳ báo cáo, 789 văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, trong đó, có 575 văn bản còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 18 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Lai Châu, khẳng định vai trò của cơ quan thanh tra trong tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác PCTN…
Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt 12 cuộc thanh tra trách nhiệm về PCTN tại các cơ quan, đơn vị, trong đó có 4 cuộc thanh tra và 2 cuộc kiểm tra nắm tình hình việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Đã ban hành kết luận 2 cuộc; đang triển khai thực hiện 2 cuộc.
Qua thanh tra, kiểm tra, đã kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Đáng chú ý, trong kỳ báo cáo, đã phát sinh việc xem xét trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng tại đơn vị mình quản lý (Sở Công thương). Đây là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước, đồng thời cũng là lời cảnh báo cho các đơn vị khác trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống tham nhũng.
Song song với các biện pháp phòng ngừa và thanh tra, tỉnh Lai Châu cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, tiêu cực đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
Trong kỳ báo cáo, tỉnh đã tổ chức 2.288 cuộc họp với 140.826 lượt người tham dự, giảng dạy 8 lớp tập huấn cho 730 học viên và phát sóng 238 tin bài, phóng sự trên các kênh truyền hình, phát thanh.
Những nỗ lực này đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTN, khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân trong công tác giám sát.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cũng đã đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại 78 lớp học với 3.810 lượt học sinh tham gia, giúp giáo dục ý thức liêm chính cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường.
Để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, minh bạch các lĩnh vực theo quy định của Luật PCTN năm 2018. Các cơ quan, đơn vị đều chủ động thực hiện công khai các thông tin quan trọng liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức và người dân.
Việc chuyển đổi vị trí công tác cũng là một trong những biện pháp được triển khai quyết liệt nhằm ngăn ngừa tham nhũng. Trong 9 tháng, có 25/36 cơ quan, đơn vị thực hiện chuyển đổi vị trí công tác cho 244 vị trí, đạt 83% kế hoạch đề ra, trong đó, bao gồm 159 công chức và 85 viên chức.
Trong 3 tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, quán triệt các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực; tăng cường kiểm tra, giám sát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến PCTN và quản lý tài sản công.
Tỉnh cũng sẽ chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công tác này.
Đồng thời, UBND tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo các biện pháp phòng ngừa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của người đứng đầu không chỉ mang tính răn đe mà còn là bước đi quan trọng nhằm xây dựng một bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý