Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ tư, 27/11/2024 - 20:00
(Thanh tra) - Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.
Nhiều kiến nghị được Bộ GTVT đúc kết qua 5 năm thực hiện Luật PCTN. Ảnh: TQ
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, Luật PCTN đã quy định cụ thể các hành vi tham nhũng, các giải pháp PCTN trong khu vực Nhà nước và khu vực tư; trách nhiệm của công chức, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, của người dân, doanh nghiệp trong công tác PCTN. Việc triển khai các giải pháp PCTN phù hợp, khả thi trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn hiện nay và được Bộ GTVT chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, đại diện Bộ GTVT cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật PCTN cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc.
Những quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn. Điểm d, khoản 1, Điều 35 Luật PCTN năm 2018 quy định, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai. Tuy nhiên, theo quy định về phương thức kê khai, có thể có trường hợp cán bộ sau khi kê khai lần đầu thì hàng chục, thậm chí nhiều chục năm sau mới phát sinh việc kê khai tài sản lần thứ 2, dẫn đến khó khăn để theo dõi, kê khai đầy đủ, chính xác.
Những quy định còn chưa rõ ràng, còn có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật. Về việc xác định yếu tố “vụ lợi” theo khoản 1, Điều 3 quy định “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Theo Điều 2 quy định các hành vi tham nhũng cụ thể: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi... Tuy nhiên, để xác định và chứng minh được yếu tố “vì vụ lợi” không phải là vấn đề đơn giản. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt hành vi tham nhũng hoặc cố tình lợi dụng việc khó khăn trong chứng minh yếu tố “vì vụ lợi” để che đậy hành vi tham nhũng. Vì vậy, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể.
Về chuyển đổi vị trí công tác, theo Bộ GTVT, việc chuyển đổi vị trí đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự là giải pháp hiệu quả, vì qua các vụ việc được phát hiện cho thấy tham nhũng xảy ra không tập trung ở đối tượng này. Vì vậy, cần xem xét việc luân chuyển cán bộ có chức vụ, quyền hạn để có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý và ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ không giữ chức vụ có trình độ chuyên môn sâu làm nhiệm vụ tham mưu xây dựng chính sách và nghiên cứu triển khai thực hiện pháp luật đảm bảo hiệu quả.
Về công tác kiểm soát xung đột lợi ích: Quy định về công tác kiểm soát xung đột lợi ích mới chỉ dừng lại ở quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước, chưa quy định trách nhiệm của các chủ thể ngoài Nhà nước khi tham gia vào các giao dịch với cơ quan Nhà nước để thực hiện việc kiểm soát. Kiến nghị quy định việc kiểm soát xung đột lợi ích đối với khu vực ngoài Nhà nước.
Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, theo Bộ GTVT, luật không quy định rõ Bộ GTVT có được phân cấp cho các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập hay không, nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
Việc xác đối tượng kê khai hàng năm khi có biến động tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với bản kê khai tài sản, thu nhập liền kề trước đó (điểm b, khoản 1, Điều 41 Luật PCTN). Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau, cách thứ nhất hiểu là tổng thu nhập của vợ, chồng, con chưa thành niên mà giá trị trên 300 triệu đồng, cách thứ hai hiểu có biến động tài sản, thu nhập trên 300 triệu đồng so với bản kê khai liền kề trước đó.
Về công tác kiểm soát xung đột lợi ích: Quy định về công tác kiểm soát xung đột lợi ích mới chỉ dừng lại ở quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước, chưa quy định trách nhiệm của các chủ thể ngoài Nhà nước khi tham gia vào các giao dịch với cơ quan Nhà nước để thực hiện việc kiểm soát.
Đối với việc xác minh tài sản là tiền mặt, vàng, kim cương và các tài sản không có tài liệu chứng minh sở hữu và không mang đi được như cây cảnh, cổ vật loại lớn... hình thức kiểm soát như thế nào? Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tuy nhiên nội dung hướng dẫn: Ô tô, mô tô, xe gắn máy, tầu thủy, tàu bay, thuyền và những động sản khác mà theo quy định phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên, nên có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện kê khai.
Những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo. Về thời hạn tạm đình chỉ công tác, theo Điều 47 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 quy định thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác là 90 ngày. Tuy nhiên, theo Điều 10 Quy định 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 và theo mục 3, khoản 45, Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP ngày 17/9/2024 quy định thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày làm việc.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ GTVT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về PCTN để bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu lực, hiệu quả của Luật PCTN và sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Để công tác kiểm soát tài sản, thu nhập đạt hiệu quả cao cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý tài sản đất đai, nhà ở, công trình xây dựng, phương tiện đi lại, các loại giấy tờ có giá trị và thực hiện chế độ không dùng tiền mặt, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Vì vậy, cần triển khai hoàn thiện đồng bộ các cơ sở dữ liệu để đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả cao.
Để việc triển khai các quy định của pháp luật về PCTN đạt hiệu quả cao, cần quy định cụ thể việc xây dựng vị trí việc làm đối với cán bộ tham mưu về công tác PCTN trong các cơ quan Nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 27/11, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ do ông Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc tại Bộ Y tế về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Phương Anh
21:42 27/11/2024(Thanh tra) - Hai cán bộ TAND tỉnh Đắk Lắk bị Cơ quan điều tra - Viện KSND Tối cao giữ người trong trường hợp khẩn cấp gồm một Chánh toà Hình sự và một thẩm phán toà kinh tế.
Anh Minh
21:10 27/11/2024Trần Quý
20:00 27/11/2024Ngọc Phó
19:08 27/11/2024Trần Quý
17:00 27/11/2024H.A
16:16 27/11/2024Nam Dũng
T.Thanh
Phương Anh
Trần Quý
Văn Thanh
Phương Anh
Hải Hà
Anh Minh
Nguyễn Điểm
Văn Thanh
Anh Minh
Hương Giang