Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thu Uyên (Theo Human Rights Watch News)
Thứ ba, 05/05/2020 - 10:36
(Thanh tra) - Trong lá thư gửi đến Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Geogieva, 99 tổ chức nhân quyền và quản trị tốt đều thể hiện quan điểm IMF nên có thêm những biện pháp chống tham nhũng trong tất cả các quỹ khẩn cấp liên quan đến Covid-19.
Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc IMF. Ảnh: AP Photo/Jens Meyer
IMF cũng cần có những bước đi cụ thể để trao quyền và hỗ trợ các tổ chức độc lập trong việc giám sát các quỹ trên nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng của Chính phủ.
“Ai Cập đang yêu cầu IMF hỗ trợ một quỹ khẩn cấp nhưng người dân nước này lại không biết dòng tiền sẽ được sử dụng như thế nào mà không gặp rủi ro”, Sarah Aiadoun, nhà nghiên cứu kinh doanh và nhân quyền của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho hay.
“IMF cần phải bảo vệ khả năng của các tổ chức trong việc đảm bảo bất cứ khoản tiền nào được trao cho Ai Cập cũng được sử dụng để giúp đỡ hàng triệu người có nguy cơ đói nghèo vì cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Quỹ IMF đã phê duyệt gần 15 tỷ USD tài trợ khẩn cấp cho hơn 65 quốc gia và đang xem xét ít nhất 24 yêu cầu nữa để hỗ trợ các Chính phủ có nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Hầu hết các thỏa thuận cho vay bao gồm một vài hoặc không có cam kết Chính phủ để giảm thiểu rủi ro tham nhũng. Hiện nay, dường như Quỹ đang triển khai dựa vào thiện ý của Chính phủ và sự hỗ trợ từ các tổ chức giám sát độc lập.
Một số thỏa thuận cho vay, chẳng hạn khoản giải ngân trị giá 147 triệu USD cho Gabon, bao gồm các biện pháp minh bạch và chống tham nhũng như kiểm toán độc lập sau vay và yêu cầu công bố kế hoạch thu mua Chính phủ với tên và các thông tin sở hữu của những công ty được trao hợp đồng. Điều này cho thấy các biện pháp có thể thực hiện mà không gây ra những trì hoãn quá mức nào và vì thế, Quỹ cần có những hành động như vậy đối với tất cả các khoản tài trợ khẩn cấp.
“Một điều đáng mừng là khoản vay trị giá 3,4 tỷ USD cho Nigeria có bao gồm các yêu cầu về tính minh bạch, chẳng hạn công bố tên và chủ sở hữu của các công ty có được hợp đồng và kiểm toán sau cho vay”, tiến sĩ Godswill Agbagwa, người sáng lập CSAAE - Tổ chức Hướng tới thanh niên ở Nigeria, cho biết. “Tuy nhiên, các tổ chức phi Chính phủ như của tôi cần nguồn lực để xác minh thông minh mà Chính phủ công bố và giám sát việc thực hiện các dự án của những nhà thầu”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh và các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Văn Thanh
06:00 04/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, năm 2024 công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Thu Huyền
22:52 03/12/2024Nam Dũng
19:35 03/12/2024Bùi Bình
17:18 03/12/2024Văn Thanh
16:41 03/12/2024Thanh Hoa
10:26 03/12/2024Kim Thành
Thùy Dương
Thùy Dương
Hương Giang
Thùy Dương
Hương Trà
Nam Dũng
Lê Phương
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền