Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ ba, 03/08/2021 - 11:53
(Thanh tra) - Một cuộc điều tra sơ bộ đã dẫn tới việc truy tố một số quan chức Chính phủ về tội tham nhũng, chi tiêu lãng phí, hạch toán không đúng, mua sắm và trợ cấp bất thường, xung đột lợi ích và tham ô.
IMF phê duyệt khoản vay mới cho Cameroon, trong đó nhấn mạnh tính quan trọng của cam kết kiên định nhằm tăng cường tính minh bạch và quản trị tốt, cũng như giảm thiểu rủi ro tham nhũng. Ảnh: AFP
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thông qua biện pháp cấp vốn 3 năm trị giá gần 700 triệu USD với Cameroon, bất chấp những lời kêu gọi ngừng giải ngân do lạm dụng quỹ.
Khoản viện trợ này nhằm giúp quốc gia Trung Phi phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và theo đuổi các cải cách.
“Cameroon phải đối mặt với những thách thức phát triển đáng kể do đại dịch gây ra. Một sự gia tăng các trường hợp Covid-19 kể từ tháng 1 đã làm dấy lên những lo ngại về triển vọng tăng trưởng và các vị thế tài chính, đối ngoại. Ngoài ra, rủi ro an ninh ở các khu vực của đất nước vấn tồn tại. Đại dịch có thể đảo ngược những cải thiện trong giảm nghèo và kết quả phát triển, đồng thời gây nguy hiểm cho việc thực hiện các cải cách”, IMF cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình.
IMF cho biết, Ban Điều hành của họ đã phê duyệt 689,5 triệu USD trong khuôn khổ mở rộng các thoả thuận tín dụng (ECF) và Quỹ EFF (Extended Fund Facility - quỹ được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp vấn đề về cán cân thanh toán trong dài hạn, đòi hỏi cải cách lại toàn bộ nền kinh tế), với khoản giải ngân ngay lập tức khoảng 177,2 triệu USD dưới dạng hỗ trợ ngân sách.
Báo cáo cho thấy tham nhũng
Khoản vay mới đã được chấp thuận bất chấp những lời kêu gọi hoãn lại cho đến khi Cameroon đưa ra lời giải trình rõ ràng về khoản giải ngân gần đây trị giá 326 triệu USD (180 tỷ FCFA) từ Bretton Woods, sử dụng cho việc chống đại dịch Covid-19, đã được chi tiêu như thế nào.
Một cuộc kiểm toán của Tòa án Tối cao Cameroon cho thấy tham nhũng lớn và quản lý yếu kém đối với 326 triệu USD (180 tỷ FCFA) trong quỹ của IMF để chống lại đại dịch tính đến ngày 30/12/2020.
Cuộc điều tra sơ bộ của kiểm toán tòa án đã dẫn tới việc truy tố một số quan chức Chính phủ về tội tham nhũng, chi tiêu lãng phí, hạch toán không đúng, mua sắm và trợ cấp bất thường, xung đột lợi ích và biển thủ tiền quỹ.
Kể từ đó, các nhà hoạt động đã kêu gọi Bretton Woods dừng các khoản vay mới.
Hồi tháng 6/2021, khi khoản vay mới đang được đàm phán, trong một bức thư gửi tới Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva, 21 nhà hoạt động Cameroon và các thành viên đối lập đã yêu cầu IMF dừng khoản giải ngân mới cho đến khi Chính phủ chứng minh được sự quản lý minh bạch của các quỹ.
Những đánh giá của IMF
Trong thông báo về việc giải ngân, IMF đã nhấn mạnh tính quan trọng của cam kết kiên định nhằm tăng cường tính minh bạch và quản trị tốt, cũng như giảm thiểu rủi ro tham nhũng.
IMF cho biết, năm 2020, hoạt động kinh tế của Cameroon ghi nhận sự giảm tốc rõ rệt, nhưng vẫn ít hơn so với dự đoán. Lạm phát vẫn dưới 3,0%. Ngoài ra, việc chính quyền chủ động quản lý đại dịch Covid-19 đã giúp nước này kiềm chế thâm hụt tài khóa tới 3,6% GDP…
Theo ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc Điều hành IMF, nguồn tài chính theo các thỏa thuận của ECF và EFF sẽ hỗ trợ các nỗ lực của chính quyền nhằm đạt được sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, tăng cường tính bền vững tài khóa và tăng trưởng trung hạn, đồng thời thực hiện chương trình cải cách cơ cấu theo hướng tăng trưởng bền vững, bao trùm hơn và đa dạng hóa.
“Việc thực hiện hiệu quả và kiên quyết các cải cách của các cơ quan chức năng, đặc biệt là tăng cường hơn nữa tính minh bạch, quản trị tốt và khuôn khổ chống tham nhũng, là điều cần thiết để giúp thúc đẩy nguồn tài chính bổ sung của các nhà tài trợ”, lãnh đạo IMF nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương