Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 20/06/2023 - 06:36
(Thanh tra) - Thời gian qua, hàng loạt sai phạm trong công tác đăng kiểm xe cơ giới tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và một số trung tâm đăng kiểm (TTĐK) được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý đã để lại nhiều câu hỏi trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan chức năng.
105/281 TTĐK bị cơ quan công an các tỉnh, thành phố địa phương kiểm tra, khám xét, khởi tố và bắt giam. Ảnh: TQ
Thời gian vừa qua, Cục ĐKVN và nhiều TTĐK đã vi phạm trong công tác kiểm định nên đã bị cơ quan công an điều tra, khám xét, khởi tố và bắt giam trên 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên; đã có 105/281 TTĐK bị cơ quan công an các tỉnh, thành phố kiểm tra, khám xét, khỏi tố và bắt giam.
Vụ việc này được “hâm nóng” tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV, về trách nhiệm giám sát đối với các trung tâm kiểm định, đăng kiểm, sai phạm trong đăng kiểm xe cơ giới trong thời gian qua. Chính vì thế, dư luận đặc biệt quan tâm và đặt ra câu hỏi nguyên nhân do đâu? Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Cục ĐKVN cần phải làm gì để từng bước ngăn chặn và hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong đăng kiểm xe cơ giới?
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục ĐKVN cho biết, để xảy ra nhiều bất cập, sai phạm trong hoạt động đăng kiểm như thời gian vừa qua trách nhiệm trước hết của người đứng đầu do đã buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cùng với các động cơ vụ lợi, lợi ích nhóm của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, đăng kiểm viên của Cục ĐKVN và một số đơn vị đăng kiểm trong hệ thống nên đã dẫn đến một loạt sai phạm bị phát hiện trong thời gian vừa qua, cụ thể: “Môi giới hối lộ”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “giả mạo trong công tác”, “sản xuất mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”, “xâm phạm trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, “che giấu tội phạm”...
Điều đó cho thấy, công tác tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa sát với tình hình thực tế, thậm chí còn bị “cải lùi” để tiếp tay và tạo điều kiện để thực hiện các việc làm sai phạm, ví dụ: Bỏ sổ kiểm định đã tạo điều kiện cho các đơn vị đăng kiểm hợp thức hóa cho việc tự ý sửa chữa thông số kỹ thuật phương tiện, làm cho các lực lượng chức năng khó phát hiện ra các sai phạm.
Sự gia tăng nhanh chóng các TTĐK xe cơ giới mà không có giải pháp để thực hiện quản lý, điều tiết làm hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
Công tác kiểm tra, giám sát (theo kế hoạch, thường xuyên, đột xuất) của Bộ GTVT, Cục ĐKVN và các sở GTVT địa phương còn hạn chế, chưa chủ động, chưa có nhiều kết quả, hiệu quả; việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm chưa quyết liệt, chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ…
Thời gian tới, theo ông Nguyễn Tô An, để hạn chế sai phạm, Cục ĐKVN đang phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để khắc phục những sơ hở, tồn tại, bất cập đã phát sinh trong thời gian vừa qua, cụ thể:
Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể chế liên quan đến đăng kiểm và khẩn trương, kịp thời ban hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn theo hướng tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ của Cục ĐKVN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm gắn liền với tăng cường thanh tra, kiểm tra, phòng chống tiêu cực, lãng phí; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm định đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và cạnh tranh lành mạnh giữa các TTĐK; tạo mọi điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Đảm bảo việc thành lập các TTĐK phù hợp với thực tiễn số lượng phương tiện gia tăng của từng vùng, từng địa phương tạo thuận lợi nhất cho người dân khi đi kiểm định phương tiện.
Quy định chặt chẽ về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của TTĐK theo hướng tự động hóa, hạn chế tối đa các hạng mục kiểm tra thủ công.
Quy định chặt chẽ quy trình kiểm định theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, dễ thực hiện cũng như đáp ứng yêu cầu trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT để triển khai đồng bộ các biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm rà soát, chấn chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý hoạt động kiểm định xe cơ giới và các nhiệm vụ khác thuộc Cục ĐKVN quản lý...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền