Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Thứ hai, 09/01/2012 - 11:44

(Thanh tra) - Mặc dù tệ tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng những chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng và Nhà nước cho thấy đã có hiệu quả rõ rệt. Nhìn lại 5 năm qua, công tác PCTN đã đạt được những kết quả và chuyển biến rõ nét trên nhiều mặt.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TTCP trao đổi với các nhà tài trợ quốc tế trước khai mạc Đối thoại PCTN lần thứ 10. Ảnh: Hương Giang

Bảo đảm hành lang pháp lý PCTN

Theo đánh giá của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN đã tạo sự chuyển biến từ nhận thức, ý thức và trở thành hành động trong PCTN.

Chỉ tính riêng năm 2011, đã có gần 2 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức, người dân được phổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về PCTN và trên 177.000 cuốn sách, tài liệu về PCTN được phát hành. Các cơ quan báo chí cũng tích cực thu thập, đưa tin về công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng; cổ vũ những cá nhân, tập thể tích cực đấu tranh chống tham nhũng, góp phần tạo dư luận xã hội đồng thuận, ủng hộ.

Năm 2009 và năm 2011 Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Chương trình Sáng kiến Chống tham nhũng để tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong các hoạt động quản lý xã hội, nâng cao hiệu quả PCTN.

Đáng quan tâm hơn, từ năm 2007 đến nay, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức thành công 10 kỳ Đối thoại về PCTN với cộng đồng tài trợ quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền và khẳng định quyết tâm chính trị, đánh giá những tiến triển trong công tác PCTN của Việt Nam.

Tại kỳ Đối thoại lần thứ 10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đối thoại PCTN đã có những tác động tích cực tới việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Việt Nam. Những vấn đề được trao đổi, thảo luận tại Đối thoại về PCTN là một kênh thông tin quan trọng được Chính phủ quan tâm khi ban hành chính sách, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, khắc phục những sơ hở, chính sách, đặc biệt trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao.

Công tác hoàn thiện thể chế được tập trung thực hiện, cơ bản hình thành khuôn khổ pháp lý cho công tác PCTN. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trên 300 văn bản, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể về PCTN như: Sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội; khen thưởng cá nhân có thành tích tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Các bộ, ngành ban hành 693 thông tư, 64 thông tư liên tịch quy định, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, cán bộ, công chức; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Các địa phương ban hành 2.070 văn bản; sửa đổi, bổ sung 2.121 văn bản nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật về PCTN.

Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), đến nay Việt Nam đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu về nội luật hóa và thực thi Chương III (Hình sự hóa và thực thi pháp luật), Chương IV (Hợp tác quốc tế).

Trong tổng số 145 nội dung được Ban Thư ký Hội nghị Các Quốc gia thành viên UNCAC hướng dẫn rà soát về mức độ tuân thủ và thực thi các yêu cầu của Công ước có 103 nội dung (71%) đã được Việt Nam tuân thủ, thực hiện đầy đủ; 30 nội dung (20,7%) được quy định trong hệ thống pháp luật và thực hiện nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ theo các yêu cầu cụ thể của UNCAC; 12 nội dung (8,3%) chưa được quy định theo yêu cầu của UNCAC.

Những nội dung mà pháp luật và việc thực hiện của Việt Nam chưa phù hợp hoàn toàn hoặc chưa có theo các yêu cầu cụ thể của UNCAC chủ yếu liên quan đến các vấn đề mà Việt Nam bảo lưu hoặc tuyên bố khi phê chuẩn UNCAC. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam vẫn còn một số chế định cần tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu của UNCAC và nâng cao hiệu quả công tác PCTN như: Chính sách hình sự đối với nhóm tội về hối lộ; các biện pháp bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân; trách nhiệm pháp lý của pháp nhân… Đồng thời, chính sách pháp luật về tố tụng hình sự cũng cần được xem xét nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác thực thi pháp luật, điều tra chung, dẫn độ…


Tăng cường công khai, minh bạch

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện rõ rệt và đang từng bước phát huy tác dụng. Đến nay, đã có 13 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 11 địa phương báo cáo hoàn thành 100% việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2010.

Các bộ, ngành, địa phương khác, tuy chưa hoàn thành 100%, nhưng đều có báo cáo tình hình thực hiện với kết quả cao (bình quân kê khai lần đầu đạt 96,3%, kê khai bổ sung đạt 97,7%). Tổng số đã có thêm 135.482 người kê khai lần đầu; 585.441 người kê khai bổ sung và đã xử lý kỷ luật 3 trường hợp vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập; phê bình 9 cá nhân, người đứng đầu do chậm tổ chức, thực hiện việc kê khai.

Việc rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh. Cả nước đã ban hành mới hơn 29.254 văn bản; sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 14.961 văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực. Điển hình như các quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ; tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước…

Trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công… Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo đôn đốc các cấp, các ngành rà soát cơ chế, chính sách, chấn chỉnh các chương trình, dự án đầu tư không có hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức tiêu chuẩn cho phù hợp. Các bộ, ngành và địa phương đã chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm.

Việc thực hiện quy tắc ứng xử ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị được triển khai khá nghiêm túc. Qua kiểm tra tại 5 bộ, ngành, 31 tỉnh, TP và 5.805 cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý kỷ luật 290 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử.

Thực hiện Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm qua, 265 cán bộ, công chức đã nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng giá trị hơn 1,4 tỷ đồng. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức kiên quyết không nhận quà tặng sai quy định và không nhận hối lộ. 

Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 diễn ra tại Hà Nội, tháng 11/2011


Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng

Trong chương trình hành động thực hiện Luật PCTN, các bộ, ngành, tỉnh, TP đều quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Tính riêng năm 2011, đã cách chức 11, cảnh cáo 10 và khiển trách 40 người đứng đầu do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý, phụ trách.

Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước đã khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng.

Trong 5 năm, toàn ngành Thanh tra đã tiến hành 6.322 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội; thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước và đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, tích cực rà soát, đôn đốc giải quyết các vụ tồn đọng, kéo dài, phức tạp.

Từ năm 2006 - 2010, các cơ quan kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 80.130 tỷ đồng; kiến nghị, sửa đổi 123 văn bản của Quốc hội; Chính phủ; các bộ, ngành, địa phương; đề nghị bãi bỏ 8 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh.

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN nhận định: Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng trong thời gian qua đã có tiến bộ. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát, tòa án đã có sự chủ động, thường xuyên và chặt chẽ hơn. Số lượng vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử lớn. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được xử lý nghiêm minh. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng từ nhiều năm trước đến nay được khởi tố, điều tra, xử lý dứt điểm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, công tác PCTN vẫn có những mặt hạn chế, yếu kém. Theo ông Lê Văn Lân, Phó Chánh Văn phòng  Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đó là: Tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu trong công tác PCTN còn yếu. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế. Số vụ việc, vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp so với tình hình thực tế đang diễn ra. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhằm tiếp tục ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục PCTN; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng kịp thời những tấm gương liêm chính, dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, kể cả quá trình chuẩn bị, trình, ban hành các quyết định và văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước các cấp; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp và phát huy vai trò của xã hội trong PCTN…

Để làm tốt nhiệm vụ PCTN, trước hết cần đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện các quy định nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý thu, chi ngân sách… Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo đảm để cán bộ, công chức có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội. Bên cạnh đó, hoàn thiện quy định xử lý tài sản tham nhũng; bổ sung quy định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm cho việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN.

Box: Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), đến nay Việt Nam đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu về nội luật hóa và thực thi Chương III (Hình sự hóa và thực thi pháp luật), Chương IV (Hợp tác quốc tế).

Trong tổng số 145 nội dung được Ban Thư ký Hội nghị Các Quốc gia thành viên UNCAC hướng dẫn rà soát về mức độ tuân thủ và thực thi các yêu cầu của Công ước có 103 nội dung (71%) đã được Việt Nam tuân thủ, thực hiện đầy đủ; 30 nội dung (20,7%) được quy định trong hệ thống pháp luật và thực hiện nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ theo các yêu cầu cụ thể của UNCAC; 12 nội dung (8,3%) chưa được quy định theo yêu cầu của UNCAC.

Những nội dung mà pháp luật và việc thực hiện của Việt Nam chưa phù hợp hoàn toàn hoặc chưa có theo các yêu cầu cụ thể của UNCAC chủ yếu liên quan đến các vấn đề mà Việt Nam bảo lưu hoặc tuyên bố khi phê chuẩn UNCAC. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam vẫn còn một số chế định cần tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu của UNCAC và nâng cao hiệu quả công tác PCTN như: Chính sách hình sự đối với nhóm tội về hối lộ; các biện pháp bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân; trách nhiệm pháp lý của pháp nhân… Đồng thời, chính sách pháp luật về tố tụng hình sự cũng cần được xem xét nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác thực thi pháp luật, điều tra chung, dẫn độ…


Đức Hoành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm